Về trang chủ Chưa được phân loại Yếu khâu dự báo và nắm bắt nhu cầu: Doanh nghiệp nội hụt hơi trong cuộc đua thị phần

Yếu khâu dự báo và nắm bắt nhu cầu: Doanh nghiệp nội hụt hơi trong cuộc đua thị phần

Với hơn 98% ở quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp (DN) Việt Nam không đủ khả năng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển –R&D, trong đó có khâu dự báo thị trường và nắm bắt nhu cầu khách hàng.

Thiếu dự báo sẽ không định hướng được sản xuất
Mảng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam hiện nay, dễ nhận thấy sự chi phối của khối ngoại. Trong số 20 DN thương mại điện tử ở Việt Nam có tới 17 DN có vốn nước ngoài, nhiều nhất là nguồn vốn từ Trung Quốc.

Trong lĩnh vực chuyển phát nhanh, tại TP.HCM có hàng chục DN lớn nhỏ, trong nước và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực giao hàng nhanh cho các kênh bán lẻ trực tuyến với tính chất cạnh tranh khốc liệt. Có thể kể ra những tên tuổi như Giaohangnhanh, DHL, VNPost, Sendo, Viettel Post, Kerry TTC, Shipchung….

Yếu trong khâu nghiên cứu và phát triển-R&D, trong đó bao gồm dự báo thị trường và nắm bắt nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp nội chật vật trong cuộc giành giật thị phần. (Ảnh minh họa)

Điểm bất lợi đối với khối nội trong lĩnh vực chuyển phát là họ không phải ưu tiên lựa chọn dịch vụ từ nhiều đối tác trong và ngoài nước. Vấn đề giá cả, thời gian, pháp lý, bất đồng ngôn ngữ… cũng là điểm hạn chế so với khối ngoại trong cạnh tranh.

Tại Hội thảo “Cải thiện nội lực doanh nghiệp bằng kế hoạch kinh doanh tích hợp”, do Hội DN Hàng Việt Nam chất lượng cao, CLB doanh nghiệp dẫn đầu LBC tổ chức cuối tháng 10/2018 tại TP.HCM, giới chuyên gia nhận định để xảy ra tình trạng trên là do nhiều DN Việt không đủ khả năng đánh giá thị trường, hoặc năng lực dự báo hạn chế.

Ông Hiroki Oka -Tư vấn chính triển khai mô hình kinh doanh tích hợp -Deloitte Singapore, có lưu ý rằng: Các DN Việt còn yếu về năng lực dự báo thị trường. Trên thực tế, thị trường Việt Nam chưa bao giờ là đơn giản đối với DN. Các kênh thương mại truyền thống rất mạnh và kênh bán hàng điện tử cũng phát triển rất nhanh.

Tuy nhiên, nhiều vấn đề như chi phí logistics còn cao, các DN phải làm việc với nhiều chuỗi, nhiều đơn vị khác để bán hàng, nên nhiều vấn đề còn phức tạp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc bán hàng, cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho người tiêu dùng.

Vậy nên, để giảm những nhược điểm này, các doanh nghiệp chỉ có cách tăng lượng hàng hóa trong kho để ở chế độ sẵn sàng, và tăng số lượng xe vận chuyển để kịp thời giao hàng đúng thời gian. Ngoài ra, cần phải thay đổi cách xác định đơn hàng dựa vào các công nghệ hiện đại.

Xu hướng tiêu dùng thời đại IoT
Về xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng trên thị trường hiện nay, ông Marek Forysiak -Phó Tổng giám đốc FE CREDIT, cho biết: Hành vi tiêu dùng và đặc biệt là tâm lý mua hàng là chuỗi phản ứng rất phức tạp, đặc biệt trong thời đại “internet of things-IoT” (internet kết nối vạn vật) tạo nên môi trường rộng mở về thông tin.

Ở đó, người tiêu dùng tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau về cùng một sản phẩm tìm kiếm, và chỉ chọn những sản phẩm-dịch vụ tốt với mức giá ưu đãi nhất, đã hình thành văn hóa mua sắm thông minh và tiết kiệm. Hành vi tiêu dùng của khách hàng thay đổi từng phút, từng giây đòi hỏi các DN Việt phải nắm bắt các xu hướng mới này.

Thực tế cho thấy, bên cạnh hạn chế về khả năng dự báo thị trường, các DN Việt còn thiếu sự trao đổi thông tin đáng tin cậy xuyên suốt quá trình sản xuất và phân phối của sản phẩm, đơn cử như trong trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

Điều này không chỉ gây khó khăn trong việc xác định giá trị thực sự của hàng hóa, mà còn trong khâu xác định nguyên nhân khi có sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất: Giả mạo, nhiễm bẩn thực phẩm, lạm dụng lao động, hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác…

Theo khuyến cáo từ chuyên gia của Deloitte, một khi DN đã đầu tư công nghệ thì phải làm sao để đáp ứng được thị trường, phải có đủ năng lực sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, khả năng phân tích phải thật chắc chắn để đo lường các dự đoán, hiện thực hóa vốn đầu tư của DN, nhà máy….

Điều quan trọng là DN cần có quá trình dự báo thị trường mang tính chất chiến lược dài hạn bằng kế hoạch kinh doanh tích hợp. Nếu nhu cầu tăng lên nhưng DN thiếu nguồn cung… thì sẽ không đưa ra được kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
P.Phước Vinh -Langmoi.vn

Lịch người đẹp và cá: Bổn cũ soạn lại vẫn đắt hàng

Vụ Con Cưng: Bộ Công Thương chưa có hình thức xử lý cán bộ vi phạm

Vòng 1: Nếu không thể tập luyện để tăng kích cỡ thì nên biết cách chọn túi ngực

Hoa Kỳ: Chấm dứt chuyện cấp quốc tịch cho trẻ sinh rớt-anchor baby


Có thể bạn quan tâm