Số tiền mà Google phải chịu phạt lên đến 50 triệu euro (tương đương 57 triệu USD) được cơ quan Giám sát dữ liệu của Pháp tuyên bố vì đã vi phạm Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu (GDPR).
Theo Nguoiduatin, Cơ quan giám sát dữ liệu của Pháp (CNIL) tuyên bố trong quá trình xử lý dữ liệu, Google đã tự động thu thập thông tin của người dùng nhưng lại thiếu đi những thông báo đầy đủ tới người dùng về hành động này, hay nói cách khác đó là Google đã tự ý làm mà không có sự đồng ý.
Nhiều ý kiến nặng nề còn cho rằng Google đã cưỡng ép người dùng phải sử dụng các dịch vụ của mình, trong đó có cả việc hiện thị các quảng cáo.
CNIL cũng đã nhận được đơn khiếu nại do hai hiệp hội Bảo vệ người sử dụng Internet gửi đến. Đơn khiếu nại chỉ ra rằng, Google đã cưỡng ép người dùng đồng thuận khi hiển thị các nội dung ám chỉ dịch vụ của họ sẽ không khả dụng trừ khi mọi người chấp nhận các điều khoản.
Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu (GDPR) vốn được EU bắt đầu thực thi vào năm 2018 sau những bê bối dữ liệu người dùng của các mạng xã hội. Và những vi phạm trên của Google đã bị CNIL quyết định đưa ra án phạt lên tới 57 triệu USD (50 triệu Euro).
Theo Tuoitre, kể từ sau khi luật bảo vệ dữ liệu người dùng có hiệu lực từ tháng 5-2018, Pháp là quốc gia đầu tiên vừa chính thức vận dụng luật này để tuyên phạt Google 57 triệu USD.
GDPR là luật được xây dựng nhằm bảo vệ các quyền riêng tư và ẩn danh của người dùng trong các dữ liệu họ chia sẻ với doanh nghiệp. Luật này có hiệu lực tại EU từ tháng 5-2018 và Google là công ty đầu tiên bị phạt.
Mặc dù Google là công ty của Mỹ, tuy nhiên theo GDPR, bất cứ doanh nghiệp nào thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng sống tại Liên minh châu Âu (EU) đều phải tuân thủ luật này, nếu không sẽ bị phạt tài chính rất nặng.
Quy định chung về bảo mật thông tin (General Data Protection Regulation – GDPR) được xem là nỗ lực bảo vệ quyền lợi người dùng của chính quyền Liên minh châu Âu sau sự cố rò rỉ dữ liệu người dùng của Facebook và quy định này có hiệu lực từ ngày 25/5/2018.
Điều luật GDPR không chỉ bảo vệ quyền lợi của cư dân châu Âu nói riêng mà còn áp dụng cho bất kỳ người nào có sử dụng dịch vụ do một công ty đặt tại đây cung cấp.
Đối với các công ty, tập đoàn công nghệ bị buộc phải tuân theo các quy định cụ thể và rõ ràng của GDPR về cách thức thu thập thông tin cá nhân, địa điểm dữ liệu được chia sẻ và những loại thông tin nào của người dùng được sử dụng. Đối với các công ty nằm ngoài châu Âu nhưng có cung cấp dịch vụ cho cư dân châu Âu thì vẫn phải chấp hành theo điều luật GDPR.
Điều luật này sẽ được áp dụng cho toàn bộ 28 thành viên trong EU bao gồm cả Vương quốc Anh (UK) dù trên lý thuyết UK đang trong quá trình rời khỏi EU sau sự kiện Brexit vào năm 2016. Vì GDPR không phải là chỉ thị nhất thời mà là luật bắt buộc nên mọi công ty hoạt động tại Châu Âu đều phải tuân thủ nghiêm túc.
Tuy mức phạt không quá lớn đối với gã khổng lồ Google, nhưng đây là mức phạt kỷ lục tại châu Âu với những vụ việc tương tự.
Hoàng Hạc
Quảng Ninh: 9X mua ma túy chiêu đãi bạn bè trong tiệc sinh nhật
Nhật Bản: Bắt giữ một người Việt vì nghi chuyển trái phép 21 triệu USD
Suzuki Jimny 2019: Giá 490 triệu đồng cho bản Comfort tiêu chuẩn
Quảng Ninh: 9X mua ma túy chiêu đãi bạn bè trong tiệc sinh nhật