Về trang chủ Chưa được phân loại Trái thanh long: Những tín hiệu cảnh báo từ thị trường

Trái thanh long: Những tín hiệu cảnh báo từ thị trường

Mặc dù giá thanh long gần đây đã nhích lên khiến nông dân đỡ lo, nhưng nếu nghe ngóng những tín hiệu cảnh báo từ thị trường thanh long cả trong và ngoài nước, thì người trồng thanh long ở Bình Thuận không khỏi suy nghĩ.

ĐBSCL: Ồ ạt chuyển từ đất lúa sang thanh long
Đó là tình hình nông dân đồng bằng sông Cửu Long đổ xô trồng thanh long, không chỉ ở Long An, Tiền Giang, mà lan sang cả Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang… Phong trào phá bỏ các loại cây ăn trái, rau, màu, lúa để chuyển qua trồng thanh long rầm rộ đến mức có người nói: “Chỉ có những vùng ngập mặn, không cắm được trụ thanh long, thì người ta mới không trồng thanh long”.

Do hiện nay không còn việc chính quyền chỉ đạo quy hoạch trồng cây gì, nên việc nông dân tự phát trồng thanh long trên đất lúa càng ồ ạt. Có huyện như Châu Thành (Long An), bình quân mỗi năm nông dân tự phát chuyển 1.000 ha lúa sang trồng thanh long. Có huyện như Chợ Gạo (Tiền Giang) toàn bộ diện tích lúa của huyện sắp bị thay thế hết bằng thanh long.

Từ năm 2007 đến nay (hơn 10 năm), diện tích thanh long cả nước đã tăng gấp 5 lần, hiện đã trên 50.000 ha (trong khi quy hoạch đến năm 2020 là 45.000 ha).

Đáng lưu ý, do hiệu quả kinh tế của thanh long ruột đỏ cao gấp nhiều lần thanh long ruột trắng, nên xu hướng của nông dân miền Tây là chuyển từ thanh long ruột trắng sang trồng ruột đỏ. Tại 2 tỉnh Tiền Giang và Long An, nông dân đã phá bỏ thanh long ruột trắng để phát triển hàng ngàn ha thanh long ruột đỏ. Nhưng khi sản lượng thanh long ruột đỏ tăng lên, thì giá của nó lại đang xuống dần.

Tăng diện tích gấp 5 lần trong 10 năm
Theo Đài Truyền hình Việt Nam: Trung Quốc đang tập trung trồng các loại trái cây phải nhập khẩu từ Việt Nam (để giảm nhập khẩu) như xoài, thanh long… Dự báo xuất khẩu nông sản nói chung, thanh long nói riêng vào thị trường Trung Quốc sẽ ngày càng khó khăn, bắt buộc Việt Nam phải tìm ra những thị trường mới.

Từ năm 2007 đến nay (hơn 10 năm), diện tích thanh long cả nước đã tăng gấp 5 lần, hiện đã trên 50.000 ha (trong khi quy hoạch đến năm 2020 là 45.000 ha). Để giảm áp lực tiêu thụ quả tươi, tăng giá trị trái thanh long, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn định hướng phải đẩy mạnh chế biến.

Cần nghiên cứu chế biến trái thanh long để tạo đầu ra an toàn cho sản phẩm này.

Nhưng chế biến ra sản phẩm gì? Thị trường có chấp nhận hay không? Vốn đầu tư và công nghệ nào? Là những vấn đề Bộ sẽ phải phối hợp với các vùng chuyên canh thanh long giải quyết trong thời gian tới. Là vùng chuyên canh thanh long lớn nhất nước, tất nhiên nông dân Bình Thuận hy vọng sớm có nhà máy chế biến thanh long quy mô lớn.

Thời điểm này, Bình Thuận cũng đang chuẩn bị tổ chức lễ hội thanh long lần thứ nhất (có thể trong năm 2019 hoặc 2020). Hội chợ ẩm thực vừa diễn ra tại TP.Phan Thiết với nhiều món ăn chế biến từ thanh long là bước tập dượt chuẩn bị cho lễ hội này.

Sở Công Thương Bình Thuận cũng vừa phối hợp Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức chương trình quảng bá trái thanh long Việt Nam tại Ấn Độ. Đây là bước dò đường xuất khẩu thanh long sang thị trường này.

Lắng nghe những tín hiệu cảnh báo từ thị trường thanh long trong và ngoài nước giúp các nhà vườn, trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác… thanh long ở Bình Thuận xác định kế hoạch sản xuất của mình. Theo quy luật cạnh tranh thì chỉ đi theo hướng sản xuất thanh long sạch, bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thì mới phát triển bền vững.
Theo BTO
https://eltimes.vn/nha-hat-nghin-ty-va-trai-thanh-long-nghin-dong/

Hậu hôn nhân: 13 bài toán hóc búa cần khéo léo xử lý để có cuộc sống hạnh phúc

Hậu hôn nhân: 13 bài toán hóc búa cần khéo léo xử lý để có cuộc sống hạnh phúc

Đồng bằng miền Nam: Triều cường bủa vây, đô thị kiểu mẫu cũng không thoát ngập

Có thể bạn quan tâm