Nghị định này quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động.
Những nơi nào áp dụng mức lương vùng I cao nhất?
Cụ thể, vùng I sẽ áp dụng mức lương 4.180.000 đồng/tháng, bao gồm: Các quận của Thủ đô Hà Nội và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc TP.Hà Nội.
Các quận của TP.Hải Phòng và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc TP.Hải Phòng. Các quận thuộc TP.HCM và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc TP.HCM.
Ngoài ra, một số địa điểm cũng tính vào vùng I, bao gồm: TP.Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; TP.Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương.
Vùng II áp dụng mức lương 3.710.000 đồng/tháng, bao gồm: Các huyện còn lại thuộc TP.Hà Nội; Hải Phòng. Hầu hết các thành phố trực thuộc tỉnh, bao gồm: TP.Hải Dương; TP.Hưng Yên; TP.Bắc Ninh;
Các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh; TP.Thái Nguyên, Sông Công và thị xã Phổ Yên TP.Việt Trì; TP.Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai; Các quận, huyện thuộc TP.Đà Nẵng; Các quận thuộc TP.Cần Thơ…
Vùng III áp dụng mức lương vùng từ 3.250.000 đồng/tháng, bao gồm: Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ; Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;
Các thị xã Quảng Yên, Đông Triều và huyện Hoành Bồ thuộc tỉnh Quảng Ninh; Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi; Thị xã Sông Cầu và huyện Đông Hòa thuộc tỉnh Phú Yên; Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận; Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;…
Vùng IV sẽ áp dụng mức lương là 2.920.000 đồng/tháng, bao gồm các huyện vùng xâu, vùng xa tại một số tỉnh.
Kinh doanh hộ gia đình vẫn phải áp dụng mức lương tối thiểu vùng
Tại Điều 2, Nghị định số 157/2018/NĐ-CP của Chính phủ, quy định mức lương tối thiểu vùng, quy định đối tượng áp dụng Nghị định này bao gồm: Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Ngoài ra, Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động cũng phải áp dụng mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động.
Người có bằng cấp sẽ có mức lương tối thiểu cao hơn 7%
Điều 5 của Nghị định 157/2018/NĐ-CP cho biết, mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.
Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.
Ví dụ, mức lương tối thiểu người lao động có bằng Đại học sẽ được hưởng mức lương vùng + 7% (có thể cao hơn). Trong trường hợp người lao động có bằng cấp tại quận Đống Đa (Hà Nội), mức lương tối thiểu vùng I là 4.180.000 đồng + 7% (theo thỏa thuận), như vậy, đơn vị tuyển dụng lao động sẽ phải trả mức lương tối thiểu là 4.472.600 đồng (tăng thêm 292.600 đồng/tháng).
Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm: Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ;
Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài; Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề;….
Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Theo VTCnews
TTCK Việt Nam 2018: Hàng loạt quỹ đầu tư thua lỗ vượt xa Vn-Index
Israel: Sắp khánh thành sân bay quốc tế 455 triệu USD gần Biển Đỏ
Mexico: Tân thị trưởng Alejandro vừa nhậm chức đã bị bắn chết
Lập trình viên blockchain: Tăng trưởng 140%, dự báo được săn tìm nhất 2019