Theo Live Science, phát hiện trên được đăng tải trên tạp chí Cancer Cell. Trước đó, các nhà khoa học từ Đại học Basel (Thụy Sĩ) đã cấy tế bào ung thư vú ở người lên chuột bạch và sử dụng cách thức di căn của ung thư để chống lại chính nó.
Khi bạn cắt phải ngón tay hoặc khi thai nhi phát triển cơ quan, các tế bào biểu mô chuyển đổi sang tế bào trung mô, sau đó biến thành các tế bào mà cơ thể đang cần.
Quá trình này gọi là chuyển dạng biểu mô-trung mô (EMT). Ngược lại với EMT là chuyển dạng trung mô – biểu mô (MET). Lợi dụng cả EMT lẫn MET, ung thư lan rộng, di căn khắp các bộ phận.
Sau khi bị cấy tế bào ung thư vú, các con chuột bạch được điều trị bằng thuốc tiểu đường rosiglitazone và thuốc ung thư trametinib. Nhờ hai loại thuốc này, quá trình di căn của ung thư trở thành quá trình tạo mỡ và tế bào ung thư trở thành tế bào mỡ.
“Các tế bào ung thư vú trải qua EMT không chỉ trở thành tế bào mỡ mà còn hoàn toàn ngừng sinh sôi”, ông Gerhard Christofori, nhà hóa sinh tại Đại học Basel dẫn đầu công trình cho biết.
“Từ những thí nghiệm nuôi cấy dài hạn, chúng tôi cũng nhận thấy tế bào ung thư đã thành tế bào mỡ không chuyển lại về tế bào ung thư”.
Trametinib và rosiglitazone đều đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê duyệt nên dễ dàng đưa vào thử nghiệm trên người. Trong thời gian chờ đợi, các nhà nghiên cứu Đại học Basel đang tìm hiểu xem liệu pháp này có tác dụng với các loại ung thư khác và có thể kết hợp với hóa trị được hay không.
Theo MSN-VTCnews
Quần áo tù nhân: Tại sao lại thường mang thiết kế kẻ sọc đen-trắng?
Quần áo tù nhân: Tại sao lại thường mang thiết kế kẻ sọc đen-trắng?
Khánh Hòa: Bà mẹ 6 con bị phi công trẻ hơn 13 tuổi đâm tử vong
Sabeco: Tòa triệu tập Chủ tịch và Tổng giám đốc vụ kiện “chai bia chỉ có một nửa”