Về trang chủ Công nghệ Công nghệ Sàn thương mại điện tử nông sản: Kết nối trực tiếp người bán-người mua

Sàn thương mại điện tử nông sản: Kết nối trực tiếp người bán-người mua

Thị trường nông sản chưa minh bạch, chứa đựng nhiều rủi ro với tình trạng ép giá, lật kèo, đổ bỏ…. Để giải quyết tình trạng này, các chuyên gia đều thống nhất đưa ra phương án: Áp dụng công nghệ để làm minh bạch quy trình từ sản xuất đến phân phối.

Ứng dụng công nghệ để tạo sự minh bạch
Ông Nguyễn Hữu Nam -Giám đốc kỹ thuật dự án Blockchain GCA3.0 Nông nghiệp sạch toàn cầu (GCA), cho biết: “Công nghệ Blockchain hứa hẹn cải thiện truy xuất nguồn gốc và đảm bảo sự minh bạch trong chuỗi giá trị nông nghiệp. Khả năng nhanh chóng dò tìm nguồn gốc của các sản phẩm sẽ là một công cụ vô giá trong bối cảnh mà thực phẩm bẩn đang trở thành mối đe dọa như hiện nay.

Blockchain giúp làm tăng minh bạch giữa nông dân và thị trường. Khi mỗi người tham gia chuỗi cung ứng báo cáo số liệu cho cả người gửi và người nhận hàng, thì giá trị thực sự của các mặt hàng nông sản cũng dễ dàng xác minh”.

Nông sản Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng lại lắm bấp bênh vì thị trường thiếu minh bạch.

Ông Vũ Trường Ca -CTCP công nghệ Lina Network, khẳng định: “Công nghệ blockchain có thể giải quyết vấn đề minh bạch thông tin trong sản xuất nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc, quản lý chuỗi. Chi phí truy xuất nguồn gốc cũng giảm rất mạnh, thậm chí có thể là 0 đồng. Bởi lẽ chi phí cho bộ giải pháp này không tăng theo số lượng đơn vị sử dụng”.

Các giao dịch có thể được giám sát hiệu quả và truyền đạt trên toàn bộ chuỗi cung ứng khi kết hợp với công nghệ IoT (Internet of things-internet kết nối vạn vật), nhờ đó có thể ngăn chặn việc tước đoạt giá, đồng thời loại bỏ các khâu trung gian và giảm phí giao dịch. Điều này có thể tạo ra giá cả hợp lý hơn và thậm chí giúp nông dân sản xuất quy mô nhỏ nắm giữ một phần lớn hơn giá trị cây trồng của họ so với hiện tại.

Trên thế giới, những mô hình được gọi là “trang trại thông minh” đã xuất hiện ở nhiều nơi. Đó được hiểu là một hình thức nông nghiệp bền vững nhằm nâng cao chất lượng môi trường. Một quy trình đồng bộ và khép kín từ nuôi trồng đến chế biến, tích hợp công nghệ vào việc điều khiển chu kỳ sinh học tự nhiên và tạo khả năng phát triển kinh tế trong hoạt động nông nghiệp.

Gcaeco.vn –Sàn thương mại điện tử đầu tiên về nông sản
Để đáp ứng xu hướng phát triển của cuộc cách mạng 4.0, CTCP kết nối thanh toán Toàn Cầu (GPC) đã cho ra mắt ứng dụng blockchain cho phép truy xuất nguồn gốc nông sản, kết hợp với hợp đồng thông minh và khả năng thanh toán bảo mật kết nối qua Sàn thương mại điện tử http://www.gcaeco.com/.

Đây là sàn thương mại điện tử nông-thủy-hải sản-thực phẩm đầu tiên tại Việt Nam, sử dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc bằng blockchain, là kênh bán hàng giúp người bán dễ dàng tìm kiếm và kết nối với người mua hay khách hàng có nhu cầu tại Việt Nam và quốc tế.

Người bán và người mua nông-thủy-hải sản có thể giao dịch trực tiếp trên Sàn thương mại điện tử http://www.gcaeco.com/.

Gcaeco.vn với công nghệ blockchain bao gồm chuỗi công nghệ: 1/Truy xuất hành trình sản phẩm; 2/Thanh toán nhanh bảo mật (Fast payment security); 3/Hợp đồng thông minh (Smart contract); 4/Internet kết nối vạn vật (IoT) qua cổng kết nối API.

Chuỗi công nghệ đó giúp cho các bên tham gia cùng theo dõi, giám sát theo cách minh bạch nhất; Giúp cho phía cung ứng thúc đẩy việc giao thương, buôn bán xuyên biên giới mà không cần thông qua bên thứ ba. Các điều khoản hợp đồng thông minh sẽ được thực thi một cách tự động và không thể can thiệp hay thay đổi khi hai bên đã ký kết. Điều này sẽ giúp nâng tầm giá trị và xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Sàn thương mại điện tử http://www.gcaeco.com/ (thuộc dự án Quốc tế: “Nông nghiệp sạch toàn cầu -GCA”) chính thức vận hành từ 9h00 ngày 7-11-2018 với sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn.

Ông Đoàn Xuân Huy -Giám đốc điều hành GPC, cho biết: Sàn thương mại điện tử ra đời kỳ vọng nâng giá trị cho sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản. Sàn đưa ra các loại quy chuẩn dành cho nhà cung cấp: Không có giấy tờ xuất xứ thuộc Gian hàng phổ thông; Có giấy tờ xuất xứ theo tiêu chuẩn được vào Gian hàng thị trường Việt Nam; Có tiêu chuẩn xuất khẩu hoặc có thêm công nghệ truy xuất nguồn gốc thì được vào Gian hàng xuất khẩu.
Phạm Phù Cát -Langmoi.vn

Vụ kim khâu trong trái dâu tây ở Úc: Bắt nữ nghi phạm gốc Việt mang tên My Ut Trinh

TP.HCM: Một phụ nữ tử vong trong buổi học bơi

Tái cơ cấu nông nghiệp: Định hướng phát triển nông sản theo lợi thế

Bỉ: Xác định nữ du học sinh Việt Nam bị sát hại cách đây 2 năm

Có thể bạn quan tâm