Về trang chủ Chưa được phân loại Khánh Hòa: 3 người chết do trượt chân ở thác Tà Gụ, và truyền thuyết loài chim bắt người

Khánh Hòa: 3 người chết do trượt chân ở thác Tà Gụ, và truyền thuyết loài chim bắt người

Chiều tối 22-1-2019, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Mẫu Thái Cư -Bí thư huyện uỷ Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hoà) cho biết một vụ việc nghiêm trọng khiến 3 người gặp nạn tử vong xảy ra vào khoảng 13h trưa cùng ngày tại khu vực thác Tà Gụ.

Tai nạn nghiêm trọng khiến 3 người chết
Chiều tối 22-1, lãnh đạo Công an huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hoà) cho biết sau nhiều giờ cứu hộ-cứu nạn đến thời điểm hiện tại thi thể 3 nạn nhân bị nạn tại một vực sâu, tại thác Tà Gụ (xã Sơn Hiệp) đã được đưa lên.

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, nạn nhân trong vụ việc được xác định là trung sĩ Chử Văn Bình (22 tuổi), hạ sĩ Nguyễn Đức Định (21 tuổi), chiến sĩ nghĩa vụ cùng công tác tại Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy khu vực huyện Cam Lâm và chị Nguyễn Thị Hạnh Phúc (22 tuổi, trú tại tỉnh Bình Định).

Thông ông Cư, ba người trẻ này tự đi du lịch, xuất phát từ huyện Cam Lâm vào sâu bên trên đỉnh thác Tà Gụ. Đây là khu vực thác, vực sâu nhiều mét, đá trơn trượt rất nguy hiểm. Trong lúc chơi và tắm thác thì ba bạn trẻ này bị trượt chân rơi xuống thác sâu.

Thác Tà Gụ (Khánh Sơn, Khánh Hòa) -nơi xảy ra vụ tai nạn khiến 3 người tử vong.

“Ngay sau khi nhận được tin báo, chúng tôi đã cử Chủ tịch UBND huyện, Trưởng công an huyện xuống hiện trường nắm tình hình và triển khai công tác cứu hộ cứu nạn” -ông Cư nói.

Cũng theo lãnh đạo UBND huyện Khánh Sơn khu vực thác Tà Gụ hiện vẫn mở cửa tự do cho khách du lịch, không bán vé. Sau khi sự việc xảy ra, toàn bộ khu vực này hiện đang bị cơ quan chức năng phong toả.

Truyền thuyết về loài chim chuyên bắt người
Theo Dulichkhanhson, Theo truyền thuyết kể lại rằng: trước năm 1909 thác Tà Gụ có tên gọi là Ru Gu. Khu vực thác có một loài chim Malai chuyên bắt người. Vì vậy, khi đến gần khu vực thác mọi người không được ngáp hay huýt sáo, chim Malai phát hiện ra sẽ bắt ăn thịt nên không ai dám đến gần khu vực thác.

Một ngày nọ, có một người phụ nữ ẵm con lên rẫy làm nương, đến gần khu vực thác lấy nước liền bị con chim Malai bắt mất người con, từ đó về sau hễ người nào ẵm con đến gần thác là người con đều bị chết. Vì vậy, người dân cho rằng chính con chim Malai là thủ phạm gây ra cái chết đó.

Lúc này trong làng có một ông thầy cúng, ông đã làm lễ cúng cầu trời trừng trị con chim Malai để người dân được sống yên ổn làm ăn. Sau đó, sấm chớp nổi lên, trời đổ cơn mưa và sét đánh vào khu vực thác làm đá bay tứ tung, tạo thành một hồ nước lớn trên thác, còn con chim Malai chết. Từ đó, mọi người yên tâm vào thác săn bắn, hái lượm.

Danh lam thắng cảnh thác Tà Gụ có giá trị cả về các mặt lịch sử, văn hóa và khoa học. Với đặc điểm nằm ở khu vực rừng núi của huyện miền núi Khánh Sơn, danh thắng gắn với quá trình tạo sơn của tự nhiên, gắn với lịch sử phát triển, tồn tại của cư dân bản địa là đồng bào dân tộc Raglai đã sinh sống và phát triển bao đời trên mảnh đất này.

Thác Tà Gụ hùng vĩ gắn liền với huyền thoại về một loài chim chuyên bắt người.

Trong quá trình đó, họ đã có những truyền thuyết gắn với thác Tà Gụ nói riêng, mảnh đất Khánh Sơn nói chung. Tuy là khu vực rừng núi, thác ghềnh nhưng ở đây chúng ta có thể cắm trại, vui chơi bởi đá ở đây khá bằng phẳng, dễ đi lại và có các tán cây rừng che bóng. Ở hồ thứ hai khá rộng và là chỗ lý tưởng để vui đùa dưới nước.

Lên đến khu vực phía trên rộng chừng vài trăm mét. Nếu phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ thấy bốn bề rừng núi nhấp nhô, xanh biếc, nối liền với màu trời trong xanh, điểm những đám mây trắng bạc đầu. Xung quanh, thỉnh thoảng lại gặp những hố nước nhỏ như những bồn tắm xinh xinh của các tiên nữ cõi thần tiên. Bên phải là những gốc cây cổ thụ khiến như ta đang lạc vào cánh rừng nguyên sinh còn hoang sơ chưa in dấu chân người.

Hồ “không đáy” là hồ nước sâu nên người dân địa phương quen gọi như vậy. Hồ cách thác khoảng 50m. Lòng hồ khá rộng, nên để đi vào thác chúng ta phải men theo đường mòn trên sườn núi khoảng 20m, rồi cắt qua hồ bằng cách đi trên các phiến đá. Nước hồ trong, mát lạnh và có thể nhìn thấy những con cá nhỏ bơi lội tung tăng trong làn nước mát.

Dưới hồ có các loại cá nước ngọt như: Cá trắng, cá trầu đá, cá kìm, cua, ếch rừng… Cá trầu đá được xem là đặc sản của Tà Gụ. Loại cá này nấu với lá chân vịt hoặc lá giang thành món canh chua hấp dẫn thực khách phương xa. Còn loại cá trắng có kích thước lớn hơn, nhưng khó đánh bắt.
Hoàng Hạc

Nhật Bản-Hàn Quốc: Tranh chấp tên gọi ở vùng biển chung

Sabeco: Tòa triệu tập Chủ tịch và Tổng giám đốc vụ kiện “chai bia chỉ có một nửa”

Vụ xe tải tông chết 9 người đưa tang ở Hải Dương: Tài xế mệt mỏi, đang chuẩn bị thay tài

Nhật Bản-Hàn Quốc: Tranh chấp tên gọi ở vùng biển chung

Có thể bạn quan tâm