Sự hỗn loạn trên thị trường chứng khoán có thể sẽ dần dịu lại, nhưng các nhà đầu tư có lẽ cần phải quen với việc đi trên một con đường gập ghềnh.
Phố Wall đang phải đối mặt với nỗi sợ hãi thực sự vào tháng 10 này. Chỉ số Nasdaq đang ở mức tồi tệ nhất kể từ tháng 1/2016. Dow Jones cũng giảm đến hơn 600 điểm trong phiên giao dịch hôm thứ Tư.
Merrill Lynch Bank of America đã cảnh báo các khách hàng rằng “chuyến đi” trên con đường gập ghềnh này có thể kéo dài trong một khoảng thời gian, có thể là sẽ đến năm 2021. Các chiến lược gia của Bank of America đã công bố một bản báo cáo ghi rằng: “Dự đoán sẽ là sự biến động lâu dài.”
Bank of America vẫn tiếp tục theo dõi những “tín hiệu” của thị trường con gấu. Có một tin xấu là 14 trên 19 chỉ số, tương đương với 74%, đã xuất hiện. 2 chỉ số nữa đã tăng vọt vào đầu tháng này, đó là chỉ số biến động VIX tăng lên mức hơn 20% và rất nhiều người Mỹ mong đợi cổ phiếu sẽ tăng trở lại.
Tình hình biến động của thị trường gần đây đến từ một loạt các yếu tố đều là về một chủ đề cơ bản, đó là các nhà đầu tư đang lo ngại về sự sụp đổ của thị trường con bò. Thị trường con bò bắt đầu kể từ tháng 3 năm 2009, là chuỗi tăng điểm dài nhất trong lịch sử chứng khoán Mỹ.
Phố Wall phải đối mặt với mối đe doạ từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Sự “bùng nổ” của thuế quan đã khiến tốc độ phát triển của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chậm lại và “thổi bay” mức biên lợi nhuận cao kỷ lục. Trái phiếu kỳ hạn 10 năm gần đây tăng vọt dấy lên những lo ngại về chi phí vay sẽ bị đẩy lên cao và cho thấy rằng Fed đã nâng lãi suất với tốc độ nhanh khiến nền kinh tế không thể thích ứng.
Những dấu hiệu của thị trường con gấu
Một số dấu hiệu cảnh báo của thị trường gấu chủ yếu có liên quan đến tâm lý thị trường, hiện vẫn chưa được “bật sáng”. Ví dụ, Bank of America thấy rằng không có nhiều bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư “phản ứng thái quá” khiến thị trường trở nên quá nóng. Ngoài ra, các ngân hàng cũng chưa thắt chặn các điều kiện cho vay.
Tín hiệu lạc quan đó là Bank of America cho biết các thị trường trước đó còn đứng trước những dấu hiệu tồi tệ hơn, khi các chỉ số báo hiệu của thị trường con gấu ở mức rất cao. 4 trong số 7 thị trường con bò có các chỉ số báo hiệu đều đạt 100%.
Bank of America thấy rằng S&P 500 có trung bình 21 tháng đạt đỉnh, khi các chỉ số báo hiệu tương tự rớt điểm. Các nhà phân tích cho hay: “Lịch sử cho thấy chúng ta có 21 tháng.” Michael Arone -chiến lược gia chính tại State Street Global Advisor, cũng chưa mất niềm tin vào thị trường. Ông nói: “Tôi nghĩ chúng ta vẫn còn vài quý nữa với thị trường con bò.”
Liệu những lo ngại về mùa báo cáo thu nhập có bị cường điệu hoá?
Biến động mạnh không có nghĩa là giá cổ phiếu sẽ đi xuống. Nhìn vào giai đoạn 1993 đến 1998 khi chỉ số VIX tăng từ 15 lên khoảng 25. S&P 500 đã tạo ra mức lợi nhuận hàng năm (bao gồm cả cổ tức) là 22% trong khoảng thời gian đó, Bank of America cho hay.
Một mối quan tâm lớn đã nổi lên đó là mức tăng trưởng lợi nhuận công ty sẽ giảm tốc vào cuối năm nay và đầu năm sau. Mức tăng cao nhất có thể sẽ được “châm ngòi” bởi một nền kinh tế có tốc độ phát triển chậm hơn và nhờ tác động mờ nhạt của việc cắt giảm thuế.
Tuy nhiên, Bank of America không lo ngại bởi S&P 500 đã công bố lợi nhuận trung bình khoảng 3 và 6 tháng sau khi đạt đỉnh.Rất nhiều người tại Phố Wall sẽ không “từ bỏ” thị trường con bò cho đến khi dự báo của các chuyên gia theo dõi sát sao chuyển sáng hướng tiêu cực. Đường cong lợi suất đã đảo ngược trước mọi sự suy thoái trong vòng 60 năm qua, theo Fed.
Andrew Slimmon, quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại Morgan Stanley Investment Management, cho biết: “Điều đó cho thấy rằng chúng ta vẫn có cách để thực hiện”. Ngay cả khi đường cong lợi suất chạm mốc 0 thì thị trường chứng khoán vẫn không đạt đỉnh trong vòng hơn 1 năm. Ông nói: “Đây là chỉ là sự điều chỉnh trong một thị trường giá lên.”
Theo Trithuctre-CNN
An Nguy-Kiều Minh Tuấn-Cát Phượng: Trò PR bẩn và hệ quả còn lại