Ngày 17/5/2019, sáu hiệp hội tiêu dùng của Liên minh châu Âu (EU) đã đề nghị nhà chức trách xem xét hoạt động bất hợp pháp của các doanh nghiệp sử dụng AliExpress, trang mua sắm trực tuyến của hãng thương mại điện tử Alibaba (Trung Quốc).
Theo quy định của EU, người tiêu dùng trong khối được quyền trả lại hàng hóa trong vòng hai tuần và được bảo hành tối thiểu là hai năm. Đây là những quy định mà nhiều nền tảng mua sắm của các bên bán hàng thứ ba đôi lúc khó thực hiện.
Các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng tại Bỉ, Pháp, Italy, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã đề nghị nhà chức trách điều tra các hoạt động của AliExpress, nền tảng mà nhiều nhà bán hàng Trung Quốc đang sử dụng. Người đứng đầu Hiệp hội Người tiêu dùng Hà Lan (Consumentenbond) Sandra Molenaar nêu rõ nếu Alibaba muốn kinh doanh tại thị trường EU, hãng này cần tôn trọng các quy định tại đây.
Consumentenbond cũng lưu ý về các điều khoản và điều kiện của AliExpress buộc người tiêu dùng phải ra phân xử tại Hong Kong (Trung Quốc), nếu có bất kỳ tranh chấp nào. Luật của EU hiện cho phép người mua có thể ra tòa án tại nước sở tại để giải quyết tranh chấp.
Trong khi đó, Hiệp hội Người tiêu dùng Pháp UFC-Que Choisir nhấn mạnh khách hàng nước này không được cung cấp tài liệu bằng tiếng Pháp. Cơ quan chống gian lận DGCCRF của Pháp tuyên bố sẽ xem xét kỹ lưỡng khiếu nại này, tiến hành thảo luận với Ủy ban châu Âu và các cơ quan có thẩm quyền.
Những khiếu nại trên được đưa ra một ngày sau khi nhà sáng lập Alibaba Jack Ma (Giách Ma) tham gia hội nghị công nghệ tại Paris, Pháp. Tại hội nghị này, ông cho rằng EU nên dành thời gian để giải quyết các vấn đề liên quan đến cách mạng công nghệ, thay vì ra thêm luật và các quy định. Ngày 22/5 vừa qua, Alibaba đã công bố lợi nhuận ròng trong quý I đã tăng gấp ba lên 3,8 tỷ USD.
Theo Chinhphu
Alibaba: Hacker tấn công, hơn 10 triệu khách hàng bị đánh cắp thông tin
Địa ốc Alibaba: Không chứng minh sở hữu dự án, khách hàng khởi kiện
Alibaba: Chủ tịch Jack Ma tuyên bố nghỉ hưu từ trung tuần tháng 9
Địa ốc Alibaba: Sở hữu 100 tỷ mà đòi góp 7.800 tỷ, rao bán dự án ảo