Những ngày đầu tháng 11/2018, dù mùa gió bấc mới chớm, nhưng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã xuất hiện những cơn gió thổi mạnh, triều cường. Đặc biệt, dọc tuyến bờ biển khu vực Mũi Né- Hàm Tiến, tình trạng sạt lở diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, khiến chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đứng ngồi không yên….
Nhiều điểm bờ biển bị ăn sâu hàng chục mét, lởm chởm, ngổn ngang những mảng bê tông cốt thép, một số khu vực nhà xây dựng bị sóng đánh sập, tan hoang, đổ nát…. Đáng nói, tại thời điểm này, hoạt động vui chơi, nghỉ dưỡng trên bãi biển của du khách (chủ yếu khách Nga) vẫn diễn ra bình thường.
Ông Trần Minh Tấn -Phó Giám đốc Tiến Đạt Resort, cho biết: “Tình trạng sạt lở bờ biển tại khu vực này diễn ra mấy năm nay, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và vui chơi, nghỉ dưỡng của du khách. Nhất là khu vực hồ bơi, hàng dù ven bờ biển luôn bị triều cường đe dọa.
Do đó, để hạn chế tình trạng này, doanh nghiệp đã chủ động bỏ kinh phí triển khai thực hiện xây dựng kè mềm giảm sóng nhưng hiệu quả không cao. Mặt khác, để đảm bảo an toàn cho du khách, doanh nghiệp luôn có lực lượng bảo vệ túc trực. Chúng tôi rất mong được Nhà nước hỗ trợ kinh phí và có các biện pháp giải quyết sớm tình trạng này”.
Còn tại khu vực bờ biển Lâm Tòng Quán của gia đình ông Nguyễn Văn Năm, tình trạng sạt lở bờ biển xảy ra rất nghiêm trọng. Biển đã ăn sâu cả chục mét, sát khu vực bàn ghế ngồi của khách, khiến không ít người lo sợ sụp lún. Ông Năm cho hay, cách đây khoảng 5 năm, bờ kéo dài ra biển khoảng 20m, nhưng nay đã bị ăn sâu. Gia đình đã bỏ ra khoảng 1 tỷ đồng để gia cố, che chắn nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề.
Ông Ngô Ngọc Dũng -Chủ tịch UBND P.Hàm Tiến cho hay: Do ảnh hưởng của thời tiết xấu, những ngày qua tại khu vực phường Hàm Tiến, triều cường dâng cao kèm theo sóng to gây sạt lở và ảnh hưởng đến các cơ sở du lịch và các hộ dân sinh sống ven biển. Nhất là đoạn từ Khách sạn Kim Ngan-KDL Làng Tre (hướng Mũi Né đi Phan Thiết) có chiều dài khoảng 2km. Biển xâm thực sâu vào đất liền khoảng 5-10m, những đoạn có kè biển do nhân dân và các cơ sở du lịch làm phần lớn đều bị đứt gãy, hư hại nặng.
Trước thực trạng trên, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hai đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp&PTNT tiến hành kiểm tra, giám sát vấn đề này. Theo đó, ông Nguyễn Hữu Phước -Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp&PTNT -Trưởng đoàn kiểm tra cho biết:
“Thời gian qua, Sở đã có hướng dẫn chi tiết, xây dựng kè ở khu vực toàn tỉnh, trong đó đặc biệt lưu ý đến khu vực Hàm Tiến. Tuy nhiên, thực tế thực hiện khó khăn do cần chi phí lớn. Hầu hết các doanh nghiệp có phần bờ biển bị sạt lở đều cần nhà nước hỗ trợ. Trong khi đó, thời gian qua mọi ưu tiên hỗ trợ của Nhà nước tập trung giải quyết bức xúc ở khu vực dân cư”.
Một số doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng kè mềm túi cát, nhưng biện pháp này lại ảnh hưởng, gây xói lở nghiêm trọng ở khu vực lân cận…. Do đó, để giải quyết việc tái diễn tình trạng sạt lở này, trước mắt, cần xây dựng kè kiên cố đã theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo ổn định bờ biển.
Về mặt lâu dài, cần giải pháp xây dựng kè phá sóng từ xa để tạo bãi và giảm sóng vào bờ. Sở cũng khuyến cáo các doanh nghiệp không nên xây dựng kè mềm tự phát, thiếu đồng bộ, sẽ ảnh hưởng đến khu vực lân cận….
Theo BTO
Hậu hôn nhân: 13 bài toán hóc búa cần khéo léo xử lý để có cuộc sống hạnh phúc
Tỷ phú Hoàng Kiều: Chia tay Ngọc Trinh vì phát hiện bị cắm sừng
Hậu hôn nhân: 13 bài toán hóc búa cần khéo léo xử lý để có cuộc sống hạnh phúc
Đồng bằng miền Nam: Triều cường bủa vây, đô thị kiểu mẫu cũng không thoát ngập