Về trang chủ Chưa được phân loại Thuế chống bán phá giá: Chỉ 1 doanh nghiệp hưởng thuế 0đ, con cá tra gặp khó

Thuế chống bán phá giá: Chỉ 1 doanh nghiệp hưởng thuế 0đ, con cá tra gặp khó

Thuế chống bán phá giá (CBPG) của cá tra trong đợt xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14) của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã khiến nhiều doanh nghiệp thủy sản sụp đổ hy vọng.

Liên tiếp 2 năm cá tra chịu thuế cao
Vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã đưa ra kết quả cuối cùng trong đợt xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14), cho giai đoạn từ 1/8/2016 -31/7/2017, thuế CBPG cá tra Việt Nam đối với bị đơn bắt buộc là CTCP thủy sản Hùng Vương là 3,87USD/kg và CTCP thủy sản Biển Đông chịu thuế bị đơn tự nguyện là 0,19USD/kg.

Chia sẻ tại ĐHCĐ sáng 26/4, bà Trương Tuyết Hoa -Thành viên HĐQT CTCP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC), cho biết công ty chịu thuế là 0USD. Có 5 công ty khác chịu mức thuế 1,37USD/kg, là NTSF Seafoods Joint Stock Company, C.P Vietnam Corporation, Cuu Long Fish Joint Stock Company, Green Farms Seafood Joint Stock Company và Vinh Quang Fisheries Corporation.

Thu hoạch cá tra tại TP.Cần Thơ.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp thuế CBPG cá tra ở mức cao. Năm ngoái, trong đợt xem xét mức thuế Chống bán phá gía POR13, ngoại trừ CTCP thủy sản Vĩnh Hoàn được hưởng mức thuế xuất khẩu vào Mỹ 0 đồng và CTCP thủy sản Biển Đông là 0,19USD/kg thì các doanh nghiệp khác phải chịu mức thuế cao, từ mức từ 3,87USD/kg trở lên. Thậm chí, có những doanh nghiệp chịu thuế 7,74USD/kg.

Với mức thuế của năm nay, các doanh nghiệp cá tra gần như bị chặn cửa vào thị trường Mỹ, đặc biệt là CTCP thuỷ sản Hùng Vương. Đơn vị này từng chia sẻ, thuế CBPG POR14 sẽ quyết định tình hình kinh doanh của Hùng Vương trong 2019.

Nhiều thị trường cũng bị khó
Không vào được Mỹ, các doanh nghiệp sẽ phải tăng cường xuất khẩu vào những thị trường khác như châu Âu, Trung Quốc…Tuy nhiên, hai thị trường này cũng đều có những bất lợi.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cá tra vào châu Âu trong 3 tháng đầu năm tăng 42,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng tháng 6/2019, Đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản của Ủy ban Châu Âu (DG-Mare) sẽ sang Việt Nam kiểm tra về tình hình chống khai thác IUU.

Nếu kết quả kiểm tra không đáp ứng được các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU thì nguy cơ cao thuỷ sản Việt sẽ bị áp dụng biện pháp “thẻ đỏ”, tức là tất cả sản phẩm thủy hải sản từ khai thác của Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu vào EU.

DOC tăng thuế CBPG cá tra đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Nguồn ảnh: VHC

Còn thị trường Trung Quốc, theo số liệu thống kê Hải quan, kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm sang thị trường trung Quốc đạt 99,3 triệu USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2018. Tại Trung Quốc, ngành nuôi cá tra vẫn đang phát triển nhanh chóng và đã bắt đầu đáp ứng một phần nhu cầu cá tra nội địa mà trước đây nguồn cung này phần lớn nhập từ Việt Nam. Hiện nước này có 20 nhà máy chế biến cá tra nuôi đang sản xuất tại mien Nam Trung Quốc với sản lượng khoảng 30.000 tấn.

Thị trường Trung Quốc cũng đang siết chặt các tiêu chuẩn nhập khẩu nông lâm thủy hải sản từ Việt Nam. Theo đó, hiện chỉ có 13 doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu vào đây. Với thuế vào Mỹ tăng cao, Trung Quốc giảm nhập khẩu, thị trường châu Âu đang treo thẻ vàng, các doanh nghiệp thủy sản cá tra bị áp thuế sẽ có một năm kinh doanh nhiều khó khăn.

Xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc và Mỹ đều sụt giảm
Kết thúc quý đầu năm 2019, xuất khẩu sản phẩm cá tra của Việt Nam sụt giảm ở cả thị trường Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Hải quan, trong tháng 3/2019, giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 39,47 triệu USD, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 99,3 triệu USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Còn tại thị trường Mỹ vốn được kỳ vọng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm nay, cũng sụt giảm 44,4% về giá trị trong tháng 3/2019. Tính chung 3 tháng đầu năm, Mỹ đã tụt xuống vị trí thứ 3 với kim ngạch xuất khẩu đạt 71,16 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 15,1% tổng giá trị xuất khẩu cá tra trong quý I/2019.

Nguyên nhân sụt giảm ở thị trường Mỹ được cho là ảnh hưởng từ mức thuế chống bán phá giá. Năm ngoái, trong đợt xem xét mức thuế chống bán phá giá POR13, ngoại trừ CTCP thủy sản Vĩnh Hoàn được hưởng mức thuế xuất khẩu vào Mỹ là 0 đồng và CTCP thủy sản Biển Đông là 19 xu Mỹ/kg thì các doanh nghiệp khác phải chịu mức thuế rất cao.

Đặc biệt, có 9 doanh nghiệp phải chịu thuế chống bán phá giá vào Mỹ với mức từ 3,87 USD/kg trở lên. Đây là mức thuế được cho là cao nhất từ trước đến nay đối với cá tra. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường khác.

Ngoài ra, hiện thị trường Trung Quốc đang siết chặt các tiêu chuẩn nhập khẩu nông lâm thủy hải sản từ Việt Nam. Theo đó, chỉ có 13 doanh thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu vào vào đây. Những yếu tố này đang làm hạn chế sản phẩm cá tra Việt vào Trung Quốc.
Theo DVO

Israel: Sắp khánh thành sân bay quốc tế 455 triệu USD gần Biển Đỏ

Trung Quốc: Cặp đôi vợ 65-chồng 28 nhờ người mang thai hộ

Con Cưng: Lộ dữ liệu cá nhân hàng ngàn nhân viên trên mạng?

Tạm nhập-tái xuất: Nguy cơ Việt Nam thành bãi đáp nông sản thế giới

Có thể bạn quan tâm