Bao cao su (BCS) giả là nỗi lo của những người dùng sản phẩm này. Mới đây, ngày 5/1, Đội quản lý thị trường số 12, Cục Quản lý thị trường TP.HCM kiểm tra một căn nhà ở P.Đông Hưng Thuận, quận 12 thì phát hiện số lượng khủng BCS lên đến 300.000 chiếc, gel bôi trơn làm giả.
Các sản phẩm này nhái một số thương hiệu lớn… được sản xuất bằng một số máy móc, nguyên liệu tại địa chỉ này nhưng ghi xuất xứ Thái Lan, Malaysia… Chủ cơ sở không xuất trình được giấy phép kinh doanh cho biết mua nguyên liệu ở chợ về sản xuất thủ công bằng máy móc, sau đó mua vỏ BCS trôi nổi về đóng gói.
Anh Đ. (một người thường sử dụng BCS) cho hay, bản thân hết sức lo lắng khi đọc được các thông tin như vậy. Bởi người kinh doanh làm giả sản phẩm đã đưa ra các sản phẩm không đảm bảo và có thể ảnh hưởng đến nhiều người.
“Chưa nói việc có thai ngoài ý muốn mà nếu BCS không đảm bảo có thể lây các bệnh nguy hiểm khác, lúc đó người tiêu dùng tiền mất tật mang. Tôi nghĩ cơ quan chức năng nên xử phạt thật nghiêm nhưng cơ sở như thế này””, anh Đ. nói.
Nguy cơ nhiễm nhiều bệnh hiểm cho người sử dụng
BCS cũng là một sản phẩm như các sản phẩm khác trên thị trường. Nếu BCS bị làm giả có nghĩa nguyên liệu, chất lượng không hề đảm bảo.
Nỗi lo lớn nhất của BCS giả chính là vấn đề bục, rách do làm từ các nguyên liệu không đảm bảo chất lượng. Khi bục, rách xảy ra, nguy cơ hàng đầu với người sử dụng là lây nhiễm các bệnh truyền qua đường tình dục.
Bên cạnh đó, BCS sản xuất đúng chuẩn của các thương hiệu đảm bảo đã trải qua quá trình kiểm tra kỹ càng, dùng các nguyên liệu đảm bảo. Trong khi đó BCS giả sản xuất ở nơi không đảm bảo, điều kiện vệ sinh kém, nếu dùng có thể gây viêm nhiễm vùng kín đặc biệt với những ai có cơ địa dễ bị dị ứng.
Quy trình không đảm bảo vệ sinh, người sản xuất không có kỹ năng, dùng nguyên liệu không chất lượng sẽ là môi trường cho các vi khuẩn tồn tại. Khi đó các vi khuẩn sẽ bám lên bề mặt BCS giả và đi vào dương vật, âm đạo gây viêm nhiễm đường tiết niệu, thậm chí ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản.
Do vậy, người tiêu dùng phải mua BCS ở cơ sở có uy tín. Chú ý đến nhãn mác, xem in ấn có sắc nét, rõ ràng không. BCS giả thường có màu in nhợt nhạt, không rõ ràng, không rõ địa chỉ sản xuất hay hạn sử dụng, có mùi lạ.
Nếu BCS bị rách, vỏ bao không kín, chất lượng kém cần phải bỏ ngay. Người dùng phải luôn chú ý đến hạn sử dụng để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Theo Khoeplus
Thừa Thiên-Huế: Phó chủ tịch xã ngoại tình với cấp dưới của vợ cả năm trời
TP.HCM: Phát hiện kho tàng trữ mỹ phẩm hàng hiệu không xuất xứ
TP.HCM: Phát hiện kho tàng trữ mỹ phẩm hàng hiệu không xuất xứ