Về trang chủ Kinh doanh Doanh Nghiệp “Vua bán lẻ” giữ phong độ

“Vua bán lẻ” giữ phong độ

Tập đoàn Masan, ông lớn bán lẻ – tiêu dùng, vẫn giữ phong độ tăng trưởng đã góp phần đáng kể vào tổng cầu chung của nền kinh tế.

Sức mua là “tường thành” lớn nhất của nền kinh tế từ đầu năm đến nay. Đặc biệt từ quý 2, khi thế giới vẫn đối mặt với khó khăn, đơn hàng giảm, doanh nghiệp nhiều ngành nghề sa thải lao động khiến người dân thắt chặt chi tiêu.

Vì sao “vua bán lẻ” vẫn giữ phong độ trong bối cảnh hiện nay là câu hỏi đặt ra với nhiều người.

Mở rộng tệp khách hàng

Tìm hiểu thì hóa ra, bí quyết nằm ở những sáng kiến táo bạo nhưng thực tế của Tập đoàn Masan (Masan Group, MSN). Đầu tiên phải kể đến là chuyển đổi 124 cửa hàng WinMart+ ở khu vực nông thôn sang mô hình cửa hàng nông thôn chi phí thấp (WinMart+ Rural). Đây là một cột mốc quan trọng trong chiến lược của WinCommerce (WCM, thuộc Tập đoàn Masan) để gia tăng thị phần tại vùng nông thôn, nơi có 65% dân số VN sinh sống. Kết quả tới sớm khi 124 cửa hàng này đã đạt doanh thu/cửa hàng mỗi ngày tăng 30% so với hiệu suất trước khi chuyển đổi. Trong 6 tháng đầu năm 2023, đơn vị này đã nâng tổng số điểm bán lên 3.511 địa điểm trên toàn quốc cho cả siêu thị mini và siêu thị.
“Vua bán lẻ” giữ phong độ - Ảnh 1.
Người tiêu dùng mua sắm trái cây tại siêu thị

Bước đi này là quyết sách táo bạo và hiệu quả. Thực tế, mua sắm ở khu vực nông thôn vẫn tập trung ở các chợ truyền thống; siêu thị với người dân ở nhiều địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa chỉ là điểm đi chơi thay vì mua sắm. Việc chuyển sang cửa hàng chi phí thấp của WCM đã giải tỏa tâm lý hàng trong siêu thị luôn đắt hơn ở ngoài cho rất nhiều người ở nông thôn, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Tăng trưởng của các cửa hàng chuyển đổi của WCM cho thấy thành công của chuỗi siêu thị này trong việc chinh phục người tiêu dùng nông thôn. Masan có lợi thế để thực hiện việc này bởi giữ 2 vai: nhà bán lẻ và tiêu dùng lớn nhất VN, nên việc tối ưu chi phí, tối ưu giá cả nằm trong tầm tay.

Kết quả tích cực của các mô hình cửa hàng mới đã giúp WCM tự tin triển khai rộng khắp các mô hình này trên toàn quốc. Theo đó, WCM có kế hoạch triển khai 300 cửa hàng WIN và 870 cửa hàng WinMart+ Rural cũng như cải tạo 9 siêu thị WinMart trong nửa cuối năm 2023.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Masan đã triển khai chương trình mở tài khoản Techcombank (TCB) trên chuỗi mạng lưới WCM toàn quốc đạt mức 670.000 tài khoản trong nửa đầu năm 2023 và đạt tốc độ 200.000 tài khoản mới mỗi tháng tính đến thời điểm hiện tại. Đây là mô hình đầu tiên tại VN, nơi hai thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng và bán lẻ là Techcombank và Masan cùng mang đến giải pháp thanh toán đặc quyền vượt trội cho mọi dịch vụ tài chính và phi tài chính đến khách hàng.

“Vua bán lẻ” giữ phong độ - Ảnh 2.

Gian hàng CHIN-SU tại sự kiện hội chợ xuất khẩu TP.HCM

Với chương trình này, giờ đây khách hàng của WCM đi siêu thị không cần mang tiền; chỉ cần một chiếc điện thoại là có thể mua đủ thứ. Chị K.H (TP.HCM), khách hàng thân thiết của hệ thống siêu thị WinMart+ Rural, cho biết mấy năm nay nhà chị chỉ ăn thịt heo MEATDeli vì sự tiện lợi, ngon, bảo đảm an toàn. Thói quen thanh toán bằng thẻ khiến chị ít khi có tiền mặt nhiều trong bóp. Với chương trình mở tài khoản TCB của MSN, không chỉ tiện lợi mà chị còn được hưởng nhiều ưu đãi khi mở thẻ. “Giờ cứ tiện thì tạt qua siêu thị mua đồ mà không cần lo trong bóp đủ tiền hay không”, chị K.H nói.

Theo các chuyên gia, với cơ cấu dân số trẻ, sẵn sàng chi tiêu và dễ thích ứng với các phương thức giao dịch đa kênh nếu đảm bảo được yếu tố tiện lợi – liền mạch – bảo mật, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp dám đầu tư mạnh tay cho công nghệ và chất lượng, cũng như đảm bảo “mọi điểm đến trên một nền tảng” khi đáp ứng được các nhu cầu về nhu yếu phẩm, tài chính và các nhu cầu khác của cuộc sống.

Việc bắt tay giữa 2 ông lớn bán lẻ và tài chính đã hiện thực hóa chiến lược Point-of-Life của MSN, biến các cửa hàng của WCM trở thành điểm phân phối sản phẩm và dịch vụ tài chính.

Đưa gia vị Việt Nam ra thế giới

Xuất khẩu gia vị là điểm sáng thứ ba của Tập đoàn Masan trong quý 2 năm nay khi đạt 95 tỉ đồng so với mức chỉ 79 tỉ đồng trong quý 1, tăng trưởng đến 20,2%. Việc xuất khẩu thành công sản phẩm sang các thị trường lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản của Masan Consumer (MCH, thành viên của Tập đoàn Masan) đã đóng góp quan trọng trong việc khẳng định vị thế của gia vị Việt trên bản đồ ẩm thực thế giới.

Theo báo cáo của Globaldata, quy mô thị trường bán lẻ Nhật Bản năm 2021 khoảng 798,732 tỉ USD. Với dân số chỉ hơn 125 triệu người và tỷ lệ tự cung, tự cấp lương thực chưa tới 38%, Nhật Bản là thị trường tiềm năng đối với bất kỳ doanh nghiệp bán lẻ nào. Không bỏ lỡ cơ hội, theo tiết lộ từ lãnh đạo MCH, đơn vị này đã dày công nghiên cứu khẩu vị của người Nhật, những nguyên liệu phổ biến với người Nhật. Tháng 3.2023, MCH đã thành công ra mắt bộ sản phẩm Khẩu vị Nhật Bản tại Triển lãm Ẩm thực quốc tế Japan Foodex. Đến ngày 30.5.2023, MCH đã ra mắt bộ sưu tập gia vị và phở CHIN-SU tại sự kiện Seoul Food 2023, được người tiêu dùng dành cho hàng loạt lời khen tặng. Đây là thành quả sau nhiều năm đầu tư nghiên cứu và phát triển bộ sản phẩm phù hợp với văn hóa ẩm thực, tiêu chuẩn của Hàn Quốc.

Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông hồi tháng 4.2023, ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc The CrownX, đã công bố chiến lược “Go Global” nhằm đưa các thương hiệu, sản phẩm chiến lược của tập đoàn ra nhiều thị trường trên thế giới. “Hiện nay, “global business” (xuất khẩu) mới chiếm từ 3 – 4% trong tổng doanh thu, MCH đặt mục tiêu đến năm 2027, doanh thu xuất khẩu sẽ chiếm 15% trong tổng doanh thu. Trong đó, thị trường nước ngoài được xây dựng thương hiệu với các sản phẩm chủ lực Omachi, Vinacafe, Chin-su”, đại diện Masan cho biết. Theo ông Thắng, nhãn hiệu Chin-su đã ra mắt tại thị trường Nhật Bản vào tháng 3.2023 và sản phẩm này cũng sẽ tham dự các hội chợ, các thị trường như: Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu…

“Vua bán lẻ” giữ phong độ - Ảnh 4.

Người tiêu dùng mua sắm thịt mát

“Sản phẩm về đồ uống và hóa mỹ phẩm rất khó có thể đưa ra thế giới, nhưng các sản phẩm của Chin-su, Omachi, Vinacafe sẽ được đẩy mạnh ra thị trường nước ngoài, Masan chỉ làm những sản phẩm VN có lợi thế”, ông Thắng khẳng định. Tổng giám đốc The CrownX cũng tiết lộ, Trung Quốc nằm trong lộ trình chung tổng thể của 3 thương hiệu Chin-su, Omachi và Vinacafe.

Kết quả là Masan Consumer vẫn tăng trưởng 21,7% trong quý 2/2023 so với cùng kỳ; tiếp tục đẩy mạnh khởi động đổi mới và phát triển mô hình bán hàng hiệu quả để giành được thị phần ở nông thôn và TP.HCM. Báo cáo tài chính quý 2 phản ánh hiệu quả của chiến lược này với tăng trưởng doanh thu của các ngành hàng gia vị, thực phẩm tiện lợi và sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia đình (HPC) ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt là 21,3%, 7,8% và 52,1% trong 6 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ.

Kéo giá thịt có thương hiệu sát giá chợ truyền thống

Chỉ sau vài năm ra mắt thị trường, thịt heo thương hiệu MEATDeli đã trở thành sản phẩm quen thuộc của nhiều bà nội trợ ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Thế nhưng cảm nhận chung của tất cả là dù ngon, tiện dụng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng giá thịt heo thương hiệu còn đắt so với giá thịt ngoài chợ. Nắm bắt được tâm lý này, năm 2023, Masan MEATLife (MML) đã tung ra một chiến lược mới, giúp kéo giá thịt heo MEATDeli xuống, chỉ còn cao hơn ngoài chợ truyền thống 5%.

Cụ thể, Masan MEATLife đã hợp tác với WinCommerce triển khai chương trình hội viên WIN tại các siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+ trên toàn quốc. Chỉ mất vài phút đăng ký, người tiêu dùng mua sắm tại hệ thống bán lẻ này có thể mua toàn bộ sản phẩm MEATDeli, WinEco với giá chiết khấu 20% xuyên suốt năm 2023 cho hội viên với các sản phẩm thịt heo mát, thịt gà mát MEATDeli. Tích hợp cùng chương trình hội viên WIN, MML đã thu hẹp khoảng cách giá với chợ truyền thống đối với sản phẩm thịt có thương hiệu từ mức 11% trong quý 1/2023 xuống còn 5% trong quý 2/2023. Cũng nhờ thế, doanh thu hằng ngày của các sản phẩm MML trong chuỗi siêu thị và mỗi cửa hàng WCM đã tăng 30%. Không những thế, việc này góp phần chuyển đổi khách hàng từ kênh thương mại truyền thống sang hiện đại và gia tăng khả năng tiếp cận của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thịt mát.

Theo Thanh niên

Có thể bạn quan tâm