Về trang chủ Xã hội Pháp luật Từ 2025, tăng mức phạt tiền vi phạm nồng độ cồn

Từ 2025, tăng mức phạt tiền vi phạm nồng độ cồn

Kể từ 1.1.2025, mức phạt tiền đối với một số ngưỡng vi phạm nồng độ cồn sẽ tăng, đồng thời áp dụng trừ điểm thay cho tước giấy phép lái xe.

Cục CSGT (C08 – Bộ Công an) cho biết, Nghị định 168/2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.1.2025, tăng mức phạt tiền với nhiều hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, trong đó có nồng độ cồn.

Nghị định 168/2024 tăng mức phạt tiền với một số ngưỡng vi phạm nồng độ cồn. ẢNH: C08

Tăng mức phạt tiền

Vi phạm nồng độ cồn được chia thành 3 ngưỡng. Ngưỡng thấp nhất là chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở. Ngưỡng thứ hai là vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở. Ngưỡng cao nhất là vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021), đối với ô tô, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 6 – 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe (GPLX) 10 – 12 tháng, vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 16 – 18 triệu đồng và tước GPLX 16 – 18 tháng, vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 30 – 40 triệu đồng và tước GPLX 22 – 24 tháng.

Đối với xe máy, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 2 – 3 triệu đồng và tước GPLX 10 – 12 tháng, vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 4 – 5 triệu đồng và tước GPLX 16 – 18 tháng, vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 6 – 8 triệu đồng và tước GPLX 22 – 24 tháng.

Còn theo Nghị định 168/2024 được áp dụng tới đây, nhiều mức phạt về vi phạm nồng độ cồn được nâng lên, đồng thời áp dụng biện pháp trừ điểm thay vì tước GPLX.

Đối với ô tô, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 6 – 8 triệu đồng (giữ nguyên), vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 18 – 20 triệu đồng (tăng 2 triệu đồng), vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 30 – 40 triệu đồng (giữ nguyên).

Đối với xe máy, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 2 – 3 triệu đồng (giữ nguyên), vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 6 – 8 triệu đồng (tăng 2 – 3 triệu đồng), vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 8 – 10 triệu đồng (tăng 2 triệu đồng).

Nồng độ cồn Nghị định 100/2019 Nghị định 68/2024
Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở
Ô tô: 6 – 8 triệu đồng

Xe máy: 2 – 3 triệu đồng

Ô tô: 6 – 8 triệu đồng

Xe máy: 2 – 3 triệu đồng

Vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở
Ô tô: 16 – 18 triệu đồng
Xe máy4 – 5 triệu đồng
Ô tô: 18 – 20 triệu đồng
 
Xe máy6 – 8 triệu đồng
Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở
Ô tô: 30 – 40 triệu đồng
Xe máy6 – 8 triệu đồng
Ô tô: 30 – 40 triệu đồng
Xe máy8 – 10 triệu đồng

Trừ điểm GPLX nhân văn hơn

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định mỗi GPLX có 12 điểm. Số điểm sẽ bị trừ mỗi khi người có GPLX vi phạm giao thông, tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi.

Để chi tiết nội dung này, Bộ Công an đề xuất 189 hành vi sẽ bị trừ điểm GPLX, mức trừ từ 2 – 12 điểm. Trong số này, 28 hành vi bị trừ 12 điểm (tức là chỉ cần vi phạm một lần là bị trừ sạch điểm), đây đều là lỗi có tính cố ý, nguy hiểm, nguy cơ cao gây tai nạn giao thông.

Riêng với nồng độ cồn, mức trừ điểm được đề xuất đối với ngưỡng thấp nhất là 6 điểm, ngưỡng thứ hai là 10 điểm, ngưỡng cao nhất là 12 điểm. Các mức trừ điểm này được áp dụng chung cho cả người điều k

Như vậy, tuy việc tăng mức phạt tiền đối với một số ngưỡng vi phạm nồng độ khiến chế tài nặng hơn nhưng đổi lại quy định về trừ điểm GPLX được đánh giá là nhân văn hơn.

Hiện nay chỉ cần vi phạm nồng độ cồn, tài xế sẽ bị tước GPLX từ 10 – 24 tháng, tùy ngưỡng vi phạm. Còn tới đây, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất và ngưỡng thứ hai vẫn tiếp tục được điều khiển phương tiện sau khi vi phạm (GPLX còn điểm), chỉ khi vi phạm ở ngưỡng cao nhất, tài xế mới bị trừ hết điểm.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng quy định người có GPLX bị trừ hết điểm sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. GPLX sẽ được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất.

Sau ít nhất là 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có GPLX được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, kết quả đạt thì được phục hồi điểm GPLX.

Quá trình xây dựng luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, “có nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn” là nội dung nhận được nhiều ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội. Cuối cùng, khi bấm nút thông qua, Quốc hội đã thống nhất là cấm tuyệt đối.

Để quy định chi tiết luật, Bộ Công an chủ trì soạn thảo nghị định về xử phạt vi phạm giao thông và trừ điểm GPLX (nay là Nghị định 168/2024). Ban đầu, cơ quan soạn thảo đề xuất giảm mức phạt tiền với hành vi vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất, nhưng sau đó thay đổi theo hướng giữ nguyên, và đến nay thì tăng mức phạt với một số ngưỡng như đã nêu.

Theo Thanh niên.

Có thể bạn quan tâm