Về trang chủ Chưa được phân loại Trung Quốc: Nỗi lo nền kinh tế suy yếu khi dân số đang già hóa

Trung Quốc: Nỗi lo nền kinh tế suy yếu khi dân số đang già hóa

Mặc dù đã bỏ chính sách “một con” để khuyến khích gia tăng dân số, Trung Quốc vẫn gặp khó khăn khi tỷ lệ sinh vẫn tiếp tục giảm qua từng năm.

Dù đã áp dụng chính sách hai con trong năm 2016, vấn đề già hóa dân số ở Trung Quốc ngày càng gia tăng dẫn đến nhiều thách thức kinh tế.

Số trẻ em sinh ra ở Trung Quốc trong năm 2018 dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2000, báohiệu “một cuộc khủng hoảng dân số” đe dọa tới triển vọng tăng trưởng kinh tế, các nhà nghiên cứu cho biết.

Theo Global Times, số liệu cuối cùng về các ca sinh ở Trung Quốc năm 2018 sẽ giảm xuống dưới 15 triệu, ít hơn 2 triệu so với năm 2017. Nếu được xác nhận, con số này cũng kém xa so với ước tính lên tới 20 triệu ca sinh của cơ quan kế hoạch hóa gia đình trước đây.

Chính sách một con dẫn đến “khủng hoảng dân số” tại Trung Quốc. – Ảnh: SCMP

Yi Fuxian, một nhà nghiên cứu tại đại học Wisconsin-Madison và Su Jian, một nhà kinh tế tại đại học Bắc Kinh cho rằng, Trung Quốc đã bắt đầu chứng kiến sự sụt giảm dân số kéo dài.

“Dân số Trung Quốc đã bắt đầu giảm, vấn đề già hóa đang tăng tốc và sức sống nền kinh tế đang suy yếu. Từ một quốc gia vĩ đại, từng có thời điểm chiếm gần một phần ba tổng dân số thế giới, đang dần thoái hóa thành một nhóm nhỏ những người già yếu do chính sách dân số sai lầm”, 2 nhà nghiên cứu viết trên SCMP.

Tại tỉnh Sơn Đông -một trong những tỉnh đông dân nhất Trung Quốc, trong 11 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ sinh ở các thành phố thuộc tỉnh này đều đã giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2017. Ông Hua Changchun, một nhà kinh tế thuộc Guotai Junan Securities cho biết, tỷ lệ sinh trên khắp Trung Quốc có thể thấp ở mức 14 triệu nếu mức sinh giảm 20% nói trên được nhân rộng trên toàn quốc.

Ông cũng cho rằng tỷ lệ thấp như vậy có thể tác động sâu rộng đến sự phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc, bao gồm cả việc thiếu hụt về vật chất trong tương lai.

Bắc Kinh trước đây dự đoán sẽ có sự gia tăng về tỷ lệ sinh sau khi họ bãi bỏ chính sách một con, thay vào đó là chính sách hai con trong năm 2016. Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ bùng nổ kinh tế và kiểm soát sinh đẻ chặt chẽ, người dân đã tỏ ra lưỡng lự hơn trong việc thay đổi.

Theo ông Ren Zeping, nhà kinh tế thuộc Tập đoàn bất động sản Evergrande Group, Trung Quốc đang bước vào một cuộc “khủng hoảng dân số” vì việc nới lỏng chính sách sinh con thứ hai đã thất bại.

“Trung Quốc phải lập tức dỡ bỏ các biện pháp tránh thai và khuyến khích mọi người sinh con”, ông Ren nói thêm.
Tỷ lệ sinh trong năm 2016 đã tăng từ 16,55 triệu lên 17,86 triệu so với năm 2015 sau khi áp dụng chính sách hai con, nhưng sự gia tăng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khi con số giảm xuống còn 17,23 triệu vào năm 2017 mặc dù chính phủ cũng đã khuyến khích người dân dựa theo chính sách mới.

Phương hướng mới của Bắc Kinh đã chứng kiến sự thay đổi của chính phủ, từ cưỡng ép phá thai và phạt nặng trong chính sách một con sang cung cấp các dịch vụ chăm sóc trẻ em và khuyến khích mọi người sinh thêm con.

Trong những nỗ lực mới nhất, Hiệp hội Kế hoạch hóa Gia đình Trung Quốc, được Hội đồng Nhà nước giám sát sẽ tập trung vào chăm sóc thai sản và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe gia đình nhằm gia tăng tỷ lệ sinh và giảm bớt hiện tượng già hóa dân số ở Trung Quốc hiện nay.
Theo Nguoiduatin

Tiền Giang: Giả gái, dàn cảnh kích dục rồi trộm tài sản của khách

Hoa Kỳ: Yêu cầu Nga giải thích và trả tự do công dân bị nghi là gián điệp

Vụ container gây tai nạn tại Long An: Truy bắt tài xế để phục vụ điều tra

Sabeco: Đối diện cưỡng thuế 3.100 tỷ, cổ phiếu giảm kịch sàn, tỷ phú Thái bốc hơi 6.400 tỷ

Có thể bạn quan tâm