Sau khi hy vọng được dỡ bỏ cấm vận và phục hồi kinh tế của Triều Tiên vụt tắt do cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump kết thúc mà không có thỏa thuận, báo chí nhà nước Triều Tiên gần như ngày nào cũng kêu gọi người dân phải tự lực.
“Chúng ta đã đi qua đống đổ nát sau chiến tranh và Tháng Ba gian khổ, nhưng những thách thức mà chúng ta phải đối mặt trong 10 năm gần đây là khó ngăn nghiêm trọng nhất trong lịch sử nền cộng hòa của chúng ta” -báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng lao động Triều Tiên, viết trong bài xã luận đăng hôm nay.
Tờ báo này nhắc đến những khó khăn kinh tế mà Triều Tiên phải đối mặt do các biện pháp cấm vận toàn cầu. Tháng Ba gian khổ là tên gọi của khoảng thời gian trong những năm 1990 mà Triều Tiên phải trải qua tình trạng nghèo túng cùng cực và nạn đói trên diện rộng.
“Chúng ta phải chứng tỏ rằng chúng ta có thể tự mở ra một con đường sáng phía trước cho đến khi chấm dứt bất kỳ thách thức nào…Chúng ta không thể từ bỏ ý chí phải tồn tại ngay cả khi chúng ta đói đến chết…Tự tồn tại là điều khó làm, nhưng nó giống như một liều thuốc làm tăng sức mạnh của cả nước ta”, Rodong Sinmun viết.
Bài xã luận cũng kêu gọi cần có “tinh thần mạnh mẽ” để cuộc sống có thể tiếp tục “dù chỉ còn nước và không khí”, cũng như “lòng dũng cảm và sức sáng tạo mạnh mẽ để biến điều không thể thành có thể”. Bài viết cho rằng sự phụ thuộc cũng giống như thuốc độc, nó khiến người ta trở nên u mê và làm suy yếu sức mạnh quốc gia.
Trong lúc này, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un được cho là đang tìm cách thực hiện một chuyến thăm Nga để tăng cường quan hệ với nước láng giềng, sau khi cuộc gặp của ông với ông Trump vào cuối tháng 2 vừa qua không dẫn đến việc dỡ bỏ trừng phạt đối với Triều Tiên. 3 quan chức cấp cao Triều Tiên đã có các chuyến thăm Nga trong tháng này.
Theo MSN-Tienphong
Cỏ kế đồng: Thực vật ngoại lai nguy hiểm, xuất hiện trong lúa mì nhập khẩu
Tỷ phú ngủ với 10.000 phụ nữ: Trả tiền khủng để kiếm chồng cho con gái đồng tính
Cỏ kế đồng: Thực vật ngoại lai nguy hiểm, xuất hiện trong lúa mì nhập khẩu