Bộ Tài chính đang tiếp tục vận hành đảm bảo hoạt động ổn định của Hệ thống kết nối chia sẻ dữ liệu số ngành Tài chính, trục liên thông văn bản điện tử ngành Tài chính. Đồng thời, ban hành kế hoạch thuê dịch vụ nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu dùng chung ngành Tài chính phục vụ tài chính điện tử hướng tới tài chính số.
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung |
10 cơ sở dữ liệu chuyên ngành đưa vào sử dụng
Về hoàn thiện thể chế phục vụ xây dựng, phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai Quyết định số 837/QĐ-BTC về Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính năm 2024, Quyết định số 24/QĐ-BCĐCĐS về Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Tài chính năm 2024, đảm bảo thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ.
Về xây dựng, phát triển các hệ thống nền tảng, ứng dụng Bộ Tài chính cho biết, hiện vận hành đảm bảo hoạt động ổn định của Hệ thống kết nối chia sẻ dữ liệu số ngành Tài chính, trục liên thông văn bản điện tử ngành Tài chính. Đồng thời, đã ban hành kế hoạch thuê dịch vụ nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu dùng chung ngành Tài chính phục vụ Tài chính điện tử hướng tới Tài chính số.
Theo thống kê, trong quý III/2024, tổng số văn bản đi phát hành điện tử là 3.565 văn bản, tổng số văn bản điện tử nhận về EdocTc là 40.841 văn bản. Hiện nay, Bộ Tài chính triển khai công nghệ điện toán đám mây đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định, sẵn sàng kết nối với điện toán đám mây Chính phủ ngay sau khi Chính phủ triển khai góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của Bộ Tài chính theo chủ trương của Chính phủ.
Đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính bao gồm 12 cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Đến nay, đã có 10 cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoàn thành xây dựng và đưa vào triển khai sử dụng gồm Cơ sở dữ liệu chuyên ngành: quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; quản lý Thuế; quản lý Kho bạc; quản lý Hải quan; quản lý Chứng khoán, quản lý Tài sản công; quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Danh mục điện tử dùng chung ngành tài chính; quản lý bảo hiểm; quản lý giá giai đoạn
Triển khai xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo Bộ Tài chính đã triển khai hệ thống thử nghiệm thông tin báo cáo Bộ Tài chính kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ từ năm 2020. Hiện nay, Bộ tiếp tục rà soát, nâng cấp Hệ thống thông tin báo cáo đảm bảo chia sẻ, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
“Số hóa” là nhiệm vụ cấp bách
Tại Hội thảo – Triển lãm về tài chính số trong quản lý Ngân sách Nhà nước năm 2024 (VDF 2024) được tổ chức vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho biết, với vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân sách nhà nước là yêu cầu bắt buộc, là một nhiệm vụ cấp bách, quan trọng cần tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả. Trong đó, tập trung vào 3 vấn đề chính là: thể chế, công nghệ và nguồn nhân lực, thể chế đi trước, công nghệ, con người là nền tảng tạo tiền đề để phát triển.
Để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số đến năm 2030, phù hợp yêu cầu chuyển đổi số quốc gia, Bộ Tài chính xác định tập trung hướng đến nền tài chính số hoạt động an toàn trên môi trường số; phát triển Bộ Tài chính số một cách tổng thể, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, có giải pháp, cách làm đột phá, mang tính khác biệt, để cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Bộ Tài chính điện tử và hình thành Bộ Tài chính số vào năm 2025.
Từ lâu “tham vọng” mà Bộ Tài chính hướng tới và đã được hiện thực hóa theo lộ trình đó là, định hướng mở để người dân, doanh nghiệp và tổ chức khác tham gia một cách phù hợp vào hoạt động của Bộ Tài chính, tương tác với các cơ quan nhà nước để cùng tăng cường minh bạch, nâng cao chất lượng dịch vụ, cùng giải quyết vấn đề và cùng tạo ra giá trị cho xã hội; phát triển các nền tảng theo hướng cung cấp dịch vụ đồng bộ, thông suốt.
Từng nhận định về nỗ lực của ngành Tài chính, nhiều chuyên gia kinh tế, đại biểu Quốc hội đã dành nhiều lời ngợi khen. Theo các chuyên gia, Bộ Tài chính đã thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các lĩnh vực, đạt nhiều kết quả tích cực, mang lại hiệu quả cho toàn xã hội, góp phần rút ngắn thời gian làm thủ tục, nhất là trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán… Việc giảm thiểu giấy tờ, thời gian, đã làm giảm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp, người dân.
Để đảm bảo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước được giao, Lãnh đạo Bộ Tài chính đã, đang và sẽ luôn kiên định mục tiêu ưu tiên công tác cải cách hành chính, trong đó có cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số ngành Tài chính. Đồng thời, tập trung hướng đến nền tài chính số hoạt động an toàn trên môi trường số; có mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu, công nghệ số, để cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, giúp lãnh đạo Bộ Tài chính đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế – xã hội.
Sẵn sàng kết nối với điện toán đám mây chính phủ Theo thống kê, trong quý III/2024, tổng số văn bản đi phát hành điện tử là 3.565 văn bản, tổng số văn bản điện tử nhận về EdocTc là 40.841 văn bản. Hiện nay, Bộ Tài chính triển khai công nghệ điện toán đám mây đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định, sẵn sàng kết nối với điện toán đám mây chính phủ ngay sau khi Chính phủ triển khai góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của Bộ Tài chính theo chủ trương của Chính phủ. |