Sau gần 30 nghiên cứu, bảo tồn và phát triển, lần đầu tiên các sản phẩm chế biến từ sâm Ngọc Linh được CTCP Sâm Ngọc Linh Kon Tum tung ra thị trường đáp ứng nhu cầu mua sâm chính hiệu.
Chiều 11/1/2019, CTCP Sâm Ngọc Linh Kon Tum tổ chức lễ khai trương cửa hàng sâm Ngọc Linh tại 135 đường Lê Hồng Phong, TP.Kon Tum và ra mắt các sản phẩm sâm Ngọc Linh Kon Tum sau gần 30 năm thai nghén sưu tầm, trồng bảo tồn và phát triển nguồn gene quý sâm Ngọc Linh.
Đây là lần đầu tiên, các sản phẩm được chế biến từ sâm Ngọc Linh được công bố, bán rộng rãi trên thị trường với các dòng sản phẩm như: Dịch chiết xuất sâm K5, trà sâm K5, sâm ngâm mật ong rừng, sâm tươi, rượu sâm K5.
Sâm Ngọc Linh là cây dược liệu quý hiếm, loại đặc hữu của Việt Nam nằm trong danh sách những loài sâm tốt nhất thế giới với 52 hoạt chất Saponin, trong đó có nhiều hợp chất mà các loại sâm quý khác không có.
Do quý hiếm và giá “siêu cao” từ 50-150 triệu đồng/kg nên thời gian qua trên thị trường xảy ra tình trạng buôn bán sâm Ngọc Linh dởm, ảnh hưởng đến thương hiệu sâm Ngọc Linh và sức khỏe, túi tiền người tiêu dùng.
Việc công bố đưa các sản phẩm chế biến từ sâm Ngọc Linh ra thị trường là tín hiệu mừng cho tất cả người dân trong nước và thế giới có cơ hội tiếp cận mua hàng chính hiệu. Theo ông Trần Văn Hảo -Phó tổng giám đốc CTCP Sâm Ngọc Linh Kon Tum:
“Sau khi các sản phẩm ra mắt hôm nay, trong thời gian tới công ty chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu cho ra thêm nhiều dòng sản phẩm khác được làm từ sâm Ngọc Linh như nước tăng lực, các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe từ sâm Ngọc Linh cũng sớm được công ty đưa đến tới người tiêu dùng. Bên cạnh ra các dòng sản phẩm từ sâm, công ty sẽ tiếp tục công tác bảo tồn, phát triển nguồn gene quý tại đỉnh núi Ngọc Linh”.
Ông Hảo cho biết thêm, để hỗ trợ người dân nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh (9 xã ở 2 huyện Tu Mơ Rông và Đắk Glei), mỗi năm công ty sẽ dành từ 40.000 – 50.000 cây giống để cấp cho các hộ dân trồng, phát triển sinh kế. Cụ thể, mỗi hộ dân sẽ được cấp 100 cây giống/năm để trồng, phát triển cây sâm Ngọc Linh, giúp dân ở vùng núi Ngọc Linh có thể sống tốt từ cây sâm quý.
Ngoài hỗ trợ giống, công ty còn nhận con em đồng bào các dân tộc tại đỉnh Ngọc Linh vào làm công nhân, được trả lương và hỗ trợ lá sâm, hạt sâm được thu hoạch trong quá trình trồng, tạo nguồn thu nhập lớn nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống.
Hiện tỉnh Kon Tum chỉ có 2 đơn vị là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Tô và Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum được ngành chức năng cấp giấy công nhận về giống sâm Ngọc Linh, có hồ sơ kiểm định về chất lượng, nguồn gốc.
Toàn tỉnh Kon Tum hiện có hơn 500 ha sâm Ngọc Linh, trong đó Công ty cổ phầm Sâm Ngọc Linh Kon Tum đã trồng được gần 500 ha. Đây là đơn vị tiên phong trong công tác bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh tại Kon Tum. Sâm Ngọc Linh là cây đặc hữu chỉ có trên đỉnh núi Ngọc Linh, nơi có cao trên 2.000 mét so với mực nước biển, khí hậu mát lạnh quanh năm.
Tháng 9.2018, trong một chuyến công tác vào Kon Tum, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từng nhấn mạnh: Sâm Ngọc Linh là loài sâm quý, là “quốc bảo” cần được bảo tồn và phát triển để đưa ra thị trường trong nước, thế giới.
Mục tiêu của chúng ta không phải thu vài tỷ đồng sau mỗi phiên chợ, mà là thu hàng tỷ USD từ xuất khẩu. Đồng thời đặc biệt lưu ý, việc phát triển sâm Ngọc Linh cần phải biến “quốc bảo” thành quốc kế dân sinh.
Theo MSN-Danviet
Kiên Giang: Tàn cuộc nhậu, ngư phủ rủ cô gái mới quen đi chơi riêng rồi sát hại
Kiên Giang: Tàn cuộc nhậu, ngư phủ rủ cô gái mới quen đi chơi riêng rồi sát hại
Kiên Giang: Tàn cuộc nhậu, ngư phủ rủ cô gái mới quen đi chơi riêng rồi sát hại
Kiên Giang: Tàn cuộc nhậu, ngư phủ rủ cô gái mới quen đi chơi riêng rồi sát hại