AP đưa tin ngày 10/3/2019, hai phóng viên Đức, những người bị tước giấy phép truyền thông để được làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ, đã gọi hành động của Chính phủ Ankara là một động thái nhằm bịt miệng các hãng tin quốc tế. Hai phóng viên này đồng thời khẳng định sẽ không để bị đe dọa bởi động thái này.
Phóng viên Joerg Brase, Trưởng đại diện của đài truyền hình công ZDF của Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ và Thomas Seibert, phóng viên thường trú của tờ Tagesspiegel (Đức) tại Thổ Nhĩ Kỳ, đã rời khỏi Istanbul về Đức trong ngày 10/3. Tuy nhiên, hai người này cho biết sẽ tiếp tục đưa tin về Thổ Nhĩ Kỳ.
Hai phóng viên này cho hay họ đã nhận được thư điện tử hôm 1/3 nói rằng yêu cầu gia hạn thẻ nhà báo của họ đã bị từ chối. Các phóng viên nước ngoài tại Thổ Nhĩ Kỳ cần thẻ nhà báo để được cấp giấy phép cư trú. Phát biểu với hãng tin AP trước khi khởi hành, ông Seibert cho biết việc từ chối gia hạn thẻ nhà báo là một sự việc bất ngờ chưa từng có và không có bất kỳ lời giải thích nào được đưa ra.
Trong khi đó, phóng viên Brase nói rằng đài ZDF sẽ khởi kiện. Theo ông, việc Ankara từ chối gia hạn là một động thái gây sức ép đối với truyền thông quốc tế sau khi các hãng tin Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bị bịt miệng. Ông Brase khẳng định điều này sẽ không thành công.
Và cuối cùng thì, tôi nghĩ việc này sẽ gây tổn hại tới Thổ Nhĩ Kỳ nhiều hơn là đối với đài (ZDF) hay chính bản thân tôi. Ngoài ra, phóng viên Halil Gulbeyaz thuộc kênh truyền hình NDR của Đức cũng đã bị từ chối cấp thẻ nhà báo mới. Hàng chục phóng viên nước ngoài tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang chờ được cấp giấy phép truyền thông.
Theo Vietnamplus
Nhật Bản: Tàu cánh ngầm đâm vật thể lạ trên biển, 80 khách bị thương
Mỹ: Bom trong hành lý nhân viên ngoại giao không gây nguy hiểm