Thường xuyên tiểu đêm khi thời tiết chuyển lạnh ở người lớn tuổi có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao và vô cùng nguy hiểm nên cần có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Tập 6 chương trình Hỏi bác sĩ chuyên khoa vừa lên sóng trên kênh HTV7 với chủ đề “Cảnh báo nguy cơ đột quỵ do tiểu đêm ở người cao tuổi khi thời tiết chuyển lạnh”. MC Ngọc Nhi làm nhiệm vụ kết nối với chuyên gia là Bác sĩ Nguyễn Thị Yến Loan, Nguyên giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM đưa ra những lời khuyên hợp lý cho khán giả.
Trong tình huống tuần này, người phụ nữ bị mắc chứng tiểu đêm nên thường xuyên bị thức giấc khi ngủ để đi vệ sinh khiến chồng lo lắng. Lúc này, cậu con trai trở về, cảm nhận thời tiết chuyển lạnh nên khuyên cha mẹ cẩn thận nguy cơ đột quỵ vì tiểu đêm. Người mẹ cho rằng, tiểu đêm và đột quỵ là hai chuyện không liên quan gì với nhau nên không tin. Vì vậy, để cha mẹ yên tâm nên người con trai phải tìm đến bác sĩ để được tư vấn rõ hơn.
Là chuyên gia trong chương trình tuần này, bác sĩ Nguyễn Thị Yến Loan cho biết: “Tiểu đêm là tình trạng đi tiểu nhiều hơn 2 lần trong 1 đêm và tưởng chừng không liên quan đến đột quỵ. Tuy nhiên, chúng lại có liên hệ mật thiết vì khi người cao tuổi đang ngủ say và đột nhiên mắc tiểu sẽ giật mình đột ngột kéo theo khả năng tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ. Đặc biệt, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi đang trên giường từ ấm sang nhà vệ sinh lạnh làm các mạch máu co lại cũng có thể dẫn đến đột quỵ”.
Ngoài ra, tiểu đêm nhiều lần gây mất ngủ sẽ ảnh hưởng sức khỏe tổng thể thần kinh và tim mạch; Và khi người cao tuổi bị các bệnh về xương khớp đi tiểu vội có thể bị té ngã ảnh hưởng đến hệ xương, tim mạch đều là nguyên nhân của đột quỵ.
Để phòng giúp giảm số lần đi tiểu vào ban đêm nên: Tránh uống nhiều nước vào buổi chiều, buổi tối; Nếu đang điều trị bệnh nền có dùng thuốc lợi tiểu thì nên uống vào buổi trưa; Phụ nữ nên tập thêm bài tập Kegel làm săn chắc cơ sàn chậu; Đối với một số người cao tuổi mặc dù đã áp dụng các biện pháp trên nhưng do quá trình lão quá khiến chức năng bàng quang không còn tốt vẫn thường xuyên tiểu đêm thì nên tìm biện pháp khác hiệu quả hơn.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị yến Loan, để có thể ngủ ngon giấc, không bị giật mình đột ngột cũng như tự chăm sóc tốt cho bản thân khi trời chuyển lạnh thì người lớn tuổi nên mặc tã quần người lớn. Hiện nay, người cao tuổi từ 50, 55 tuổi tại Hàn Quốc và Nhật Bản khi gặp các vấn đề rối loạn tiểu tiện đã sử dụng giải pháp mặc tã quần để giúp thoải mái và tự tin hơn trong cuộc sống.
Bác sĩ nói thêm: “Việc sử dụng tã quần mang đến các lợi ích như: Hạn chế việc thức dậy nhiều lần vào ban đêm, ngủ ngon và đủ giấc hơn; Dễ hòa nhập với cuộc sống hơn, tự tin khi đến với các buổi hội họp gia đình, bạn bè hoặc đi du lịch mà không lo phải tìm chỗ tiểu tiện gấp; Có thể chủ động tự chăm sóc bản thân, không sợ làm phiền con cháu”.
Bác sĩ lưu ý thêm về những lưu ý khi sử dụng tã cho người lớn tuổi vẫn tự chủ đi lại được như: Nên chọn tã quần thay vì tã dán để dễ sử dụng, chọn loại tã quần mỏng thoáng không gây hầm bí để người mặc thoải mái; chọn loại tã thấm hút tốt, chống tràn biên nước ra ngoài và đặc biệt là lựa chọn kích cỡ phù hợp.
Chương trình Hỏi bác sĩ chuyên khoa được phát vào chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7, được đồng hành bởi nhãn hàng Caryn của công ty cổ phần Diana Unicharm. Chương trình do Công ty Truyền thông Bee phối hợp với Đài truyền hình TP.HCM thực hiện.
Gia Anh (Theo TTV)