Mùa đại hội đồng cổ đông đã đi qua cao điểm với hơn 900 doanh nghiệp tổ chức trong tháng 4/2019. Đáng chú ý, hầu hết doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh thấp hơn mức tăng trưởng năm 2017-2018.
Theo Báo cáo Chiến lược đầu tư do CTCP chứng khoán Rồng Việt khảo sát và công bố, ước tính sơ bộ kế hoạch mức độ tăng trưởng tổng doanh thu của các doanh nghiệp niêm yết đã giảm dần từ mức 26% năm 2017 xuống 18% vào năm 2018 và 17% vào năm 2019. Kế hoạch mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cũng giảm dần từ 40% trong năm 2017 xuống còn 31% vào năm 2018 và xuống còn 12% vào năm 2019.
Mặt khác, thông tin hỗ trợ được xem là tích cực nhất liên quan đến kỳ bán niên xem xét thăng hạng thị trường của MSCI (Công ty uy tín trong lĩnh vực cung cấp công cụ phân tích thị trường tài chính và xây dựng chỉ số tham chiếu cho nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu để đo lường hiệu quả hoạt động đầu tư) dự kiến vào cuối tháng 5/2019, nếu MSCI chính thức thăng hạng Kuwait lên nhóm MSCI mới nổi (MSCI emerging), tỷ trọng của Việt Nam trong chỉ số MSCI frontier 100 sẽ được tăng lên 30% (từ mức hiện tại là 17%).
Như vậy, ước tính sẽ có khoảng 60-70 triệu USD từ các quỹ theo dõi MSCI cận biên (MSCI frontier) sẽ chảy vào Việt Nam. Mặc dù dự báo dòng tiền mới này sẽ khó có thể đưa VN Index tăng lên mức cao mới, thông tin trên vẫn ít nhiều có khả năng hỗ trợ tâm lý thị trường. Điều này dẫn đến trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn cơ hội.
Trước hết, thị trường sẽ bị tác động bởi thông tin tiêu cực từ các cuộc đàm phán Mỹ-Trung có thể gây áp lực lên những chỉ số chứng khoán toàn cầu (đặc biệt là S P 500, DJ và Nasdad) vốn đã tăng khá cao trong bốn tháng đầu năm 2019. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống còn 3,3% từ mức 3,5% trong tháng 1/2019.
Đây là mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính và lần thứ ba trong sáu tháng, IMF điều chỉnh dự báo thấp đi. IMF không thay đổi dự báo tăng trưởng của Trung Quốc giữ mức 6,3%, nhưng giảm Mỹ và khu vực châu Âu lần lượt xuống còn 2,3% và 1,3%. Tiếp theo là các chỉ số vĩ mô trong nước đều không thực sự khả quan so với cùng kỳ… sẽ trực tiếp hoặc sẽ gián tiếp tác động lên sàn chứng khoán Việt Nam.
Theo đó, thị trường khó có thể hình thành xu hướng tăng trong tháng 5/2019. Tuy nhiên, sự điều chỉnh mạnh trong tháng 5/2019 dự báo tạo nên thời điểm tốt cho việc tích lũy cổ phiếu. Đây là một trong những tín hiệu tích cực mà các công ty lớn (thuộc VN30) với nền tảng cơ bản tốt và có mức định giá tương đối hấp dẫn so với tiềm năng tăng trưởng trong những năm tới.
Theo ông Vũ Tiến Hoàng -chuyên gia của Rồng Việt, về vận động giá cổ phiếu, chỉ có ngành tiện ích công cộng là tăng trưởng vượt trội tính từ đầu năm, cùng với một số ngành nhỏ như dệt may và thủy sản. Đối với những ngành còn lại, kết quả còn tùy thuộc vào từng cổ phiếu. Điều này cũng tương tự với kết quả kinh bức tranh tổng thể có thể không hứa hẹn nhưng vẫn có một số điểm sáng.
Vì thế, đây vẫn là một môi trường đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc trong việc lựa chọn cổ phiếu. Thanh khoản thấp trong những tháng gần đây cho thấy, nhà đầu tư dường như không hứng thú với thị trường tại thời điểm này. Do đó, trong tương lai thị trường sẽ tiếp tục đi ngang và có thể sôi động hơn khi Việt Nam được tăng tỷ trọng trong chỉ số MSCI cận biên.
Cập nhật đến ngày 16/4/2019, tổng số mã chứng khoán được phép giao dịch khớp lệnh tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là 381. Giá trị vốn hóa thị trường là hơn 3 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với cuối năm 2018. VN-Index đạt 977,17 điểm, tăng 9,48% (tương ứng tăng 84,63 điểm) so với cuối năm 2018.
Theo Vietnamplus
Vụ TT.Trump dọa tăng thuế 25% với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc: Chứng khoán đi xuống
Trung-Nhật: Tổ chức vòng tham vấn cấp cao về các vấn đề trên biển
Trung-Nhật: Tổ chức vòng tham vấn cấp cao về các vấn đề trên biển