‘Ngay sau khi tập thể dục, bạn chỉ muốn tắm nước mát để sảng khoái. Tuy nhiên, nếu lao vào tắm trong khi vẫn đổ mồ hôi sau khi tập luyện, cơ thể của bạn sẽ không có đủ thời gian để hạ nhiệt’.
Chuyên gia: Nên chờ bao lâu sau khi tập thể dục rồi tắm?
Ngay sau khi tập luyện thể dục cường độ cao, bạn chỉ muốn tắm nước mát để sảng khoái. Tuy nhiên, nếu lao vào tắm trong khi vẫn đổ mồ hôi sau khi tập luyện, cơ thể của bạn sẽ không có đủ thời gian để hạ nhiệt.
Chuyên gia Ariel Belgrave, huấn luyện viên sức khỏe và thể hình tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Gym Hooky (Mỹ), cho biết có một thời điểm “tốt nhất” để tắm sau khi tập luyện, dĩ nhiên là không phải ngay khi buổi tập kết thúc.
Chuyên gia Belgrave cho biết, điều cuối cùng bạn nên làm là nán lại ít phút, bởi vì cơ thể bạn cần ít nhất 20 phút để hạ nhiệt.
Trong thời gian chờ đợi này, cô khuyên nên duỗi người nhẹ và uống một ít nước để giúp hạ nhiệt độ cơ thể và nhịp tim xuống dần dần. Theo cách này, sau khi tắm xong, bạn sẽ không bị đổ mồ hôi.
Chuyên gia Belgrave hướng dẫn: Khi đã chờ đủ 20 phút, hãy bắt đầu tắm với nước ấm để không làm cơ thể bị sốc. Sau đó hãy từ từ chuyển từ nước ấm sang mát dần trong quá trình tắm và dành 90 giây cuối cùng để tắm với nước lạnh nhất mà bạn có thể chịu được.
Thói quen sau đây có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim
Quan tâm nhiều hơn đến giấc ngủ thông qua việc duy trì các thói quen sau đây mỗi đêm có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ khởi phát bệnh tim trong tương lai.
Nghiên cứu được công bố mới đây do nhóm chuyên gia thuộc Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) thực hiện đã phát hiện ra rằng những người có chất lượng giấc ngủ thấp, thời lượng ngủ không đều có thể khiến hệ thống tim mạch dần dần bị tổn thương và đối mặt với nguy cơ cao sẽ khởi phát bệnh tim trong tương lai.
Trưởng nhóm nghiên cứu, phó giáo sư, tiến sĩ Kelsie Full (Đại học Vanderbilt, Mỹ) cho biết: “Phát hiện mới cho thấy việc duy trì thời lượng giấc ngủ đủ và đều đặn, cũng như ngủ cùng một thời điểm mỗi đêm có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch”.
Tiến sĩ Full giải thích cơ thể chúng ta giống như cỗ máy hoạt động theo đồng hồ sinh học (còn được gọi là nhịp sinh học). Những nhịp điệu này điều chỉnh vô số quá trình, trong đó có cả giấc ngủ, và giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng. Khi chúng ta phá vỡ sự đều đặn này bằng cách thay đổi lịch trình giấc ngủ có thể khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc thích nghi và sinh bệnh.
Chuyên gia: Sai lầm trước kỳ thi học sinh cần tránh
Đó là không nên thức trắng đêm trước kỳ thi, một chuyên gia tại Đại học Oxford nổi tiếng cảnh báo.
Giáo sư Russell Foster, chuyên về khoa học thần kinh lâm sàng, tại Đại học Oxford (Anh), nói về lỗi nguy hiểm rất nhiều học sinh trên khắp thế giới mắc phải trước các kỳ thi, đặc biệt là các cuộc thi quan trọng.
Nhiều em quá bận rộn chuẩn bị cho các kỳ thi đến nỗi bỏ qua tài sản quý giá nhất của chính mình là sức khỏe.
Học sinh thường thức trắng đêm trước ngày thi để tập trung vào học bài và ôn thi. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng khả năng tập trung tăng lên vào ban đêm và nhiều thế hệ vẫn không ngừng mắc phải sai lầm này.
Theo Báo Thanh Niên