Răng khôn, hay còn gọi là răng số 8, là những chiếc răng “sinh sau đẻ muộn”, mọc cuối cùng trong khoang miệng. Thường xuất hiện ở độ tuổi 17 đến 25, răng khôn gây nhiều tranh cãi do vừa thiếu chức năng rõ ràng vừa mang lại nhiều phiền toái. Vậy, khi nào cần nhổ răng khôn và làm sao để đảm bảo an toàn?
Răng khôn là gì?
Răng khôn, hay răng hàm lớn thứ ba, là bốn chiếc răng cuối cùng mọc trong hàm răng. Khi hàm răng đã có đủ 28 chiếc răng, răng khôn không còn đủ chỗ để mọc đúng hướng, thường dẫn đến các vấn đề như:
- Mọc ngược về phía xương hàm.
- Chèn lên răng hàm lớn thứ hai.
- Chỉ nhú lên được một phần rồi ngừa trệ.
Biến chứng do răng khôn
Răng khôn thường gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời:
- Sâu răng: Do khó vệ sinh, răng khôn dễ bị sâu.
- Viêm lợi: Lời xung quanh răng khôn có thể sửng tấy, dẫn đến đau nhức và mệt mỏi.
- Huỷ hoại xương hàm: Răng khôn có thể gây ảnh hưởng đến các răng khác, thậm chí là tình trạng mất răng.
Khi nào nên nhổ răng khôn?
Theo các chuyên gia, nhổ răng khôn là quyết định phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người.
- Nên nhổ răng khôn khi:
- Răng khôn mọc sai vị trí, gây đau nhức.
- Răng khôn bị sâu hoặc gây viêm nhiễm.
- Phâu thuật dự phòng để tránh biến chứng về sau.
- Không nên nhổ khi:
- Răng khôn mọc đặng, có chức năng bình thường.
- Liên quan đến các cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh.
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh lý nghiêm trọng hoặc phụ nữ mang thai.
Thời điểm nhổ răng khôn lý tưởng
Thời điểm tốt nhất để nhổ răng khôn là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng đã hình thành 2/3. Sau 35 tuổi, phẫu thuật trở nên khó khăn hơn do xương càng lúc càng cứng và đặc.
Các nguy cơ biến chứng khi nhổ răng khôn
Mạc dù phâu thuật nhổ răng khôn ngày nay đã an toàn hơn nhờ vào công nghệ hiện đại, vẫn có những nguy cơ như:
- Nhiễm trùng và viêm ổ răng: Việc chăm sóc răng miệng không đúng cách có thể gây nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn huyết: Biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm trùng lan sang máu.
- Tổn thương dây thần kinh: Biểu hiện như tê vùng lưỡi, răng hoặc môi.
Lưu ý sau khi nhổ răng khôn
- Cắn chặt bông gòn trong 30 phút để cầm máu.
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Tránh súc miệng trong 6 giờ đầu sau khi nhổ.
- Hạn chế ăn đồ cứng, nóng hoặc cay.
- Bổ sung thức phẩm mềm, giàu dinh dưỡng.
- Tránh hoạt động mạnh trong vòng 48 giờ sau khi nhổ.
Nhổ răng khôn tuy là một thủ thuật phổ biến nhưng cần thực hiện ở cơ sở nha khoa đáng tin cậy. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, nha khoa Jundental là địa chỉ uy tín với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao.
Liên hệ ngay qua số tổng đài 1800 0001 để đặt lịch thăm khám và được tư vấn chi tiết.
Anh Anh