Về trang chủ Giải trí Kêu gọi từ thiện giúp miền Trung sau bão Noru, bà Phạm Kim Dung và các hoa hậu sai ở đâu?

Kêu gọi từ thiện giúp miền Trung sau bão Noru, bà Phạm Kim Dung và các hoa hậu sai ở đâu?

Lỗi sai này không chỉ khiến nhiều người nghi ngờ về tính minh bạch mà còn khiến người đứng ra kêu gọi như bà Phạm Kim Dung, CLB Suối mát Từ tâm và các Hoa hậu gặp rắc rối về mặt pháp luật.

Bà Phạm Kim Dung và Hoa hậu Thùy Tiên

Tối 27-9, bà Phạm Kim Dung và CLB Suối mát Từ tâm, cùng nhiều Hoa hậu: Hoa hậu Thùy Tiên, Đỗ Hà, Mai Phương, Tiểu Vi… kêu gọi từ thiện giúp bà con sau bão Noru (cơn bão số 4).

Sau vài tiếng đồng hồ chia sẻ, Hoa hậu Thùy Tiên quyết định chỉ đóng góp cá nhân và ngừng đưa thông tin số tài khoản đã đóng góp để tránh những thông tin tiêu cực xung quanh. Nhiều Hoa,, Á hậu cũng đã gỡ nội dung để tránh ồn ào.

Bà Phạm Kim Dung sai ở đâu?

Ngày 28-9, bà Phạm Kim Dung đã có những trao đổi thẳng thắn với PLO về câu chuyện nàyTuy nhiên, theo Nghị định 93 của Chính phủ, bà Phạm Kim Dung, CLB Suối mát Từ tâm, và các Hoa Á hậu đã thiếu sót khi không nghiên cứu kĩ 3 quy định cá nhân cần biết khi kêu gọi từ thiện để cứu trợ.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó chủ nhiệm đoàn luật sư TP.HCM. Ảnh: NVCC

Cụ thể, theo quy định, cá nhân phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện… Trong khi, tài khoản này đã có từ trước đó.

Nghị định 93 của Chính phủ đưa ra không chỉ giúp minh bạch thông tin liên quan đến công tác kêu gọi thiện nguyện mà còn giúp các cá nhân liên quan tránh những rắc rối không đáng có về sau.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó chủ nhiệm đoàn luật sư TP.HCM, nghị định 93 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, quy định cá nhân khi vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp từ thiện phải thực hiện theo các nguyên tắc tại Điều 17 Nghị định này.

“Điều khoản trên quy định cá nhân nào vận động từ thiện thì đều phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động, không cho phép tiếp tục sử dụng tài khoản của cuộc vận động cũ để tiếp nhận tiền đóng góp từ thiện trong các cuộc vận động tiếp theo.

Việc bà Phạm Kim Dung nói rằng số tài khoản đang tiếp nhận tiền cho cuộc từ thiện giúp người dân chống bão Noru chỉ được sử dụng chuyên cho hoạt động thiện nguyện là chưa phù hợp với quy định hiện hành.

Bà Dung đã có lòng hảo tâm khi kêu gọi quyên góp từ người dân nhưng cách thức thực hiện của bà Dung vẫn chưa tuân thủ đúng quy định pháp luật. Bởi như đã đề cập thì Nghị định 93/2021/NĐ-CP chỉ cho phép cá nhân sử dụng một tài khoản ngân hàng để tiếp nhận quyên góp cho một đợt vận động, không có trường hợp ngoại lệ. Vì thế tài khoản tiếp nhận tiền quyên góp hiện thời của bà Dung không được pháp luật xem là hợp lệ, không đúng với tinh thần của pháp luật”- Luật sư Nguyễn Văn Hậu nói.

Tuân thủ pháp luật để tránh rắc rối cho bản thân

Đồng quan điểm, Luật sư Lê Văn Bình, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết liên quan đến các quy định về cá nhân đứng lên vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp từ thiện được thực hiện theo quy định tại Nghị định 93/2021 và Thông tư 41/2022 của Bộ Tài Chính.

Luật sư Lê Văn Bình, Đoàn Luật sư TP.HCM. Ảnh: NVCC

“Ngoài ra, khoản 4 Điều 10 Thông tư 41/2022 cũng quy định chi tiết về việc ghi chép, báo cáo đối với các cá nhân có hoạt động xã hội từ thiện. Pháp luật đã quy định rất chặt chẽ về quy trình, thủ tục khi cá nhân đứng lên vận động, tiếp nhận khi làm từ thiện.

Trong thời điểm bão số 4 đã gây thiệt hại rất nặng nề cho các tỉnh miền Trung thì việc các cá nhân có tầm ảnh hưởng, các cá nhân được mọi người yêu quý đứng lên tiếp nhận tiền hỗ trợ làm từ thiện là rất cần thiết.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý dù là làm cho hoạt động từ thiện, hoạt động hỗ trợ đồng bào thì cũng cần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật”- Luật sư Lê Văn Bình nói với PLO.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, bà Phạm Kim Dung vẫn có thể sử dụng tài khoản này để nhận tiền quyên góp. Tuy nhiên sẽ phát sinh nhiều vướng mắc về sau khi người quyên góp thắc mắc tại sao bà Dung không mở tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Và khi pháp luật sửa đổi bổ sung chế tài bắt buộc dành cho việc này thì bà Dung có khả năng sẽ bị xem là đã có hành vi vi phạm pháp luật.

“Do đó, bà Dung nên tiến hành mở một tài khoản mới tại ngân hàng thương mại, sau đó chuyển toàn bộ số tiền quyên góp nhận được trong tài khoản hiện tại sang, ghi lại toàn bộ thông tin và số tiền của từng người quyên góp…

Như thế sẽ thể hiện được bà Dung là một người biết tuân thủ pháp luật và biết lắng nghe phản ánh của người dân, sẽ tạo được niềm tin từ nhiều người hơn rồi từ đó mọi người có thể an tâm hơn khi quyên góp tiền cho quỹ từ thiện này”- luật sư Nguyễn Văn Hậu nói.

Trao đổi với PLO, ông Phạm Minh Tuấn- Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM xác nhận đại diện phía CLB Suối mát Từ tâm đã liên hệ và ngỏ ý chung tay cùng Mặt trận Tổ quốc giúp đỡ bà con miền Trung bị ảnh hưởng bởi bão Noru.”Cá nhân tổ chức có quyền vận động quyên góp từ thiện theo quy định 93 của chính phủ. Chúng tôi chưa phát động nhưng các tổ chức, cá nhân có nhã ý chung tay cùng Mặt trận giúp đỡ bà con mình, chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận và hỗ trợ”- Ông Phạm Minh Tuấn chia sẻ.

Theo PLO

Có thể bạn quan tâm