Những máy đào Bitcoin này bị thu giữ do sử dụng nguồn điện trái phép được lấy từ hai nhà máy bỏ hoang.
Chính quyền Iran nhận thấy mức tiêu thụ điện năng trong tháng sáu cao hơn 7% so với tháng trước nên đã liên kết việc này với hoạt động đào tiền ảo. Tiến hành điều tra, cơ quan chức năng phát hiện hai cơ sở đào Bitcoin đặt trong hai nhà máy bị bỏ hoang với tổng cộng 1.000 thiết bị.
Tổng mức tiêu thụ điện cho 1.000 máy đào Bitcoin ở Iran được xác định đạt một megawatt điện. Để so sánh, công suất sản sinh theo thiết kế của nhà máy thủy điện Hòa Bình với 8 tổ máy là 1.920 megawatt.
Chính phủ Iran đang xem xét lại biểu giá điện cho việc đào tiền ảo do sử dụng quá nhiều năng lượng nhưng vẫn được trợ giá. Hoạt động khai thác này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân. Trong khi đó, ngân hàng trung ương Iran đã cấm giao dịch tiền điện tử từ 2018 do lo ngại về rửa tiền.
Việc khai thác Bitcoin cũng như các đồng tiền ảo khác đòi hỏi nguồn năng lượng lớn. Một báo cáo nói rằng mạng lưới “đào” Bitcoin sử dụng điện nhiều hơn lượng điện tiêu thụ của 20 quốc gia châu Âu. Trong khi đó, tiền điện chiếm phần lớn chi phí khai thác Bitcoin nên việc sử dụng điện trái phép không phải hiếm.
Tháng 6, một người đàn ông Trung Quốc đã giấu dây điện dưới ao cá để ăn cắp điện cho 20 máy đào Bitcoin của mình. Tháng 10/2018, một người khác bị kết án tù ba năm vì tội ăn cắp điện từ hệ thống đường sắt để vận hành hệ thống 50 máy đào Bitcoin. Tháng 6/2018, điện lực Hán Vũ (Trung Quốc) phát hiện một người thuê nhà gần trạm biến áp để trộm điện cho 80 máy đào tiền ảo.
Theo CoinTelegraph-VNE
Lâm Đồng: Cánh tay giơ lên mặt đất tuyệt vọng cầu cứu tố vụ án giết 3 bà cháu
Nông-thủy sản Việt bị EU từ chối và giám sát do không đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm