Về trang chủ Chưa được phân loại Đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động phòng-chống HIV

Đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động phòng-chống HIV

Ngày 8/3/2019, Cục Phòng, Chống HV/AIDS (Bộ Y tế) và Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống AIDS (PEPFAR) cùng tổ chức bốn sự kiện song song tại Hà Nội, Nghệ An, TP.HCM và Hải Phòng, để kỷ niệm những bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) từ nguồn bảo hiểm y tế.

Các sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng trong việc đảm bảo nguồn lực tài chính trong nước cho hoạt động phòng, chống HIV tại Việt Nam và đảm bảo người sống chung với HIV được tiếp cận các dịch vụ điều trị. Buổi lễ tại Hà Nội do Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đồng chủ trì.

Phó Đại sứ Hoa Kỳ Caryn McClleland, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Mary Tarnowka và Phó Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam Craig Hart đồng chủ trì sự kiện tại Hải Phòng, TP.HCM và Nghệ An cùng với đại diện Cục Phòng, Chống HIV/AIDS và Sở Y tế của các địa phương này.

Điều trị cho bệnh nhân HIV.

Hơn 400 đại diện của các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức cộng đồng làm việc với bệnh nhân HIV, người sống chung với HIV, và các cơ quan thông tấn, báo chí đã tham dự bốn sự kiện này. Trong khi bệnh nhân HIV cần được điều trị cả đời với mức chi phí cao, việc tham gia điều trị sớm và liên tục giúp họ sống khỏe mạnh và loại bỏ nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục cho bạn tình.

Trước đây, thuốc ARV được cấp miễn phí tại Việt Nam thông qua các nhà tài trợ quốc tế. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, chương trình PEPFAR, thông qua các hoạt động của mình, đã hợp tác với Chính phủ Việt Nam để chuyển giao trách nhiệm về tài chính cho ứng phó HIV quốc gia từ các nhà tài trợ sang nguồn bảo hiểm y tế.

Những kết quả chính trong quá trình chuyển giao này gồm có việc sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế và gói dịch vụ bảo hiểm y tế để bao gồm dịch vụ điều trị HIV, lồng ghép các phòng khám HIV vào hệ thống y tế công, tăng số bệnh nhân HIV tham gia bảo hiểm y tế từ 40% vào năm 2014 lên 89% vào năm 2018, mua thuốc ARV từ nguồn bảo hiểm y tế và xây dựng quy trình thanh toán bảo hiểm y tế cho các dịch vụ điều trị HIV.

Trên thế giới, có rất ít các nước đang phát triển dùng nguồn bảo hiểm y tế để chi trả cho các dịch vụ điều trị HIV. Trong các nước trọng điểm của chương trình PEPFAR, Việt Nam là nước duy nhất huy động nguồn lực trong nước thông qua bảo hiểm y tế để chi trả cho các dịch vụ điều trị HIV.

Điều này có được là nhờ cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam về tính bền vững lâu dài cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Việt Nam là nước dẫn đầu trên toàn cầu về tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV đạt ngưỡng tải lượng virus ức chế, ở mức 93%. Tải lượng virus ức chế là thước đo mức độ virus HIV trong máu người bệnh.

Khi một người dương tính với HIV đạt ngưỡng tải lượng virus ức chế và mức tải lượng không phát hiện, bệnh nhân không chỉ cải thiện đáng kể sức khỏe mà còn loại bỏ khả năng lây truyền HIV cho người khác. Trong thời gian tới, Cục Phòng, Chống HIV/AIDS sẽ tiếp tục phối hợp với PEPFAR và các đối tác để hỗ trợ các tỉnh, thành phố tăng tỷ lệ người sống chung với HIV có thẻ bảo hiểm y tế và hướng tới đạt mục tiêu kiểm soát dịch HIV.
Theo Vietnamplus
https://eltimes.vn/diamond-lotus-lakeview-chet-lam-sang-vai-tro-cua-phuc-khang-dkrs-va-dkra/

Chủ tịch Quốc hội Lào tham quan mô hình kinh tế tập đoàn tại Việt Nam

Dịch tả lợn châu Phi: Tấn công 6 tỉnh phía Bắc, cả nước căng mình chống dịch

Chủ tịch Quốc hội Lào tham quan mô hình kinh tế tập đoàn tại Việt Nam

Có thể bạn quan tâm