Về trang chủ Chưa được phân loại Công nghệ giáo dục: Giới y học nhận định “là một phương pháp khoa học, rất tốt cho sự phát triển ngôn ngữ và tư duy của trẻ.”

Công nghệ giáo dục: Giới y học nhận định “là một phương pháp khoa học, rất tốt cho sự phát triển ngôn ngữ và tư duy của trẻ.”

Trong quá trình điều trị cho những bệnh nhi có khiếm khuyết về vận động, ngôn ngữ, ThS.BS Dương Văn Tâm, Trưởng khoa Điều trị Liệt vận động-Ngôn ngữ Trẻ em, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, cùng các đồng nghiệp của mình cũng tập cho trẻ cách phát âm, cách đọc và hướng dẫn cho phụ huynh tập cho con hàng ngày để trẻ nhanh biết nói.

“Với trẻ có khiếm khuyết về ngôn ngữ, ngoài việc dùng thuốc, châm cứu chữa bệnh cho trẻ chúng tôi còn có các bài tập giúp con tập nói, tập phát âm.

Khi tập cho các con hoặc hướng dẫn cha mẹ giúp các con tập nói chúng tôi luôn khuyến khích cha mẹ dùng hình ảnh, đồ vật, giáo cụ trực quan để giúp trẻ nhận thức tốt hơn, ghi nhớ lâu hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

ThS.BS Dương Văn Tâm: Khi tập cho các con hoặc hướng dẫn cha mẹ giúp các con tập nói chúng tôi luôn khuyến khích cha mẹ dùng hình ảnh, đồ vật, giáo cụ trực quan để giúp trẻ nhận thức tốt hơn, ghi nhớ lâu hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

Cha mẹ không nên tạo áp lực, nỗi sợ hãi cho trẻ khi học nói, học phát âm. Cách tốt nhất là cho trẻ vừa học vừa chơi, tiếp cận trẻ qua các trò chơi giúp tăng cường sự chú ý của trẻ, giúp trẻ bắt chước âm thanh cũng như lời nói. Có vậy giao tiếp của trẻ mới được hình thành theo nền tảng và ổn định”.

Khi nhắc đến phương pháp cho trẻ đọc “ô vuông, tam giác” theo Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, vốn đang gây xôn xao trên mạng, BS Tâm khẳng định: Đó là một phương pháp khoa học, rất tốt cho sự phát triển ngôn ngữ và tư duy của trẻ.

Đặc biệt, với những trẻ có khiếm khuyết về ngôn ngữ, về nhận thức, việc học qua hình vẽ, qua cách học mà chơi như vậy sẽ hấp dẫn trẻ, giúp trẻ dễ hiểu, dễ nhớ, phát triển ngôn ngữ, tư duy, nhận thức tốt hơn.

Thay vì ép trẻ ngồi một chỗ tập đọc, tập viết những con chữ khô khan mà chúng còn chưa biết, hãy cho trẻ làm quen dần với chúng qua những trò chơi từ mức độ dễ đến khó.

Học mà chơi, chơi mà học sẽ giúp trẻ không chán nản, không bị sức ép, cảm thấy vui vẻ và yêu thích hơn với việc học nói, học viết.
Theo Giadinhmoi

Có thể bạn quan tâm