Bộ ba tháp Champa hơn 1.000 năm tuổi ở tỉnh Quảng Nam chứa đựng nhiều bí ẩn “thách thức” giới nghiên cứu khảo cổ.
Bên cạnh Thánh địa Mỹ Sơn, tháp Chiên Đàn và Phật viện Đồng Dương thì tháp Khương Mỹ (nằm tại xã Tam Xuân 1, H.Núi Thành, Quảng Nam) là một trong những di tích văn hóa Champa còn sót lại với nhiều điều bí ẩn.
Di tích tháp Khương Mỹ được xây dựng vào cuối thế kỷ 9 đầu thế kỷ 10 bao gồm ba tháp nằm kề nhau được xếp theo trục bắc – nam gồm: tháp Bắc, tháp Giữa và tháp Nam. Cụm tháp này được công nhận là Di tích quốc gia vào năm 1989. Cụm tháp Khương Mỹ chứa đựng nhiều điều bí ẩn chưa được khai phá.
Bộ ba tháp Khương Mỹ trải qua bao cuộc chiến tranh, sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng vẫn còn nguyên vẹn theo thời gian
Ba tháp được sắp xếp theo trục bắc – nam, một kiểu tháp Champa truyền thống với mặt bằng gần vuông, cửa ra vào ở hướng đông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch
Trên mỗi mặt tường có 5 trụ ốp tường trang trí hoa văn thảo mộc cuộn thành những chữ S nối tiếp nhau, xen kẽ với các mảng tường trang trí hình thoi nối tiếp nhau từ chân đến đỉnh tường
Với tuổi thọ hơn 1.000 năm, đến nay nhiều vị trí của tháp bị bào mòn theo thời gian
Bức tượng phù điêu chứa nhiều bí ẩn
Nhiều vị trí tháp đã được tu bổ
Cụm tháp Khương Mỹ cũng chứa nhiều hiện vật khảo cổ
Bộ ba tháp Khương Mỹ hầu như là một khối đặc vì khoảng trống bên trong hầu như không đáng kể. Bởi, phần bên trong của đa số các tháp chỉ vừa đủ chỗ cho một người hành lễ
Các nhà nghiên cứu cho rằng tháp Nam được xây dựng đầu tiên, lớn nhất trong nhóm, cấu trúc gần như 2 tháp kia, nhưng trên mỗi mặt tường chỉ có 4 trụ ốp tường
Nhiều nét hoa văn tinh xảo
Nhóm tháp Khương Mỹ có cấu tạo rất đặc biệt nên đang gây nhiều khó khăn cho việc tu bổ, phục dựng lại
Cụm tháp Khương Mỹ đang chứa đựng nhiều điều bí ẩn chưa được khai phá
Hoa văn trang trí trên các trụ ốp tường và các mảng tường là các dải hoa văn thảo mộc cuộn thành những chữ S nối tiếp nhau, xen kẽ với hoa văn hình thoi.
Tháp Chăm xây gạch làm bằng đất sét. Đây là nét độc đáo đã tạo ra những “huyền thoại” về việc xây dựng tháp
Điều đặc biệt, qua khai quật khảo cổ học dưới chân tháp (có độ sâu 3-5m), các nhà khoa học đã phát hiện nhiều phiến đá trang trí hầu hết đều khắc, chạm hình các con khỉ trong mọi tư thế đứng, ngồi, ôm trống, con đang bú mẹ rất ngộ nghĩnh, độc đáo.
Hoa văn trên trụ ốp tường
Bức phù điêu giống như hình lá bồ đề
Đền tháp là những kiến trúc phổ biến và độc đáo của người Chăm, trải qua hơn 1.000 ngàn năm, bộ ba này vẫn đang vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”
Tháp Giữa
Cụm tháp Khương Mỹ là một tác phẩm đầy thách thức với giới nghiên cứu nghệ thuật Champa trong hơn một thế kỷ qua kể từ khi được phát hiện
Quần thể tháp Khương Mỹ
UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã phê duyệt dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi tháp Nam thuộc Khu di tích tháp Chăm Khương Mỹ, hạng mục phần thân tháp và cửa hướng Đông. Tổng mức đầu tư dự án gần 6 tỉ đồng từ ngân sách tỉnh, nhằm mục tiêu bảo tồn di tích
Nhiều vị trí đã được tu bổ
Nhiều vị trí tháp Bắc đã được tu bổ
Mỗi tháp Chăm có một cửa ra vào và 5 cửa giả. Vòm cuốn trên các cửa uốn hình vòng cung, trang trí hoa văn thảo mộc cách điệu, đầu lá uốn cong xoắn xuýt, lá xếp thành nhiều tầng, thu nhỏ dần lên trên, phần đỉnh của mỗi vòm cuốn là một tổ hợp cành lá uốn thành hình lá bồ đề
Theo Báo Thanh Niên