Khi nhiều người khác phải thực hiện lệnh cách ly ở nhà trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp thì bọn tội phạm cũng đang ở nhà nhưng lại chuyển sang phương pháp lừa đảo để kiếm tiền.
Chính vì vậy mà chương trình “Lời cảnh báo” tháng 4 phát sóng thứ 2 và thứ 4 hàng tuần trên kênh THVL1 đã tập trung đưa ra nhiều hiện tượng lừa đảo này để người dân có thể kịp thời phòng tránh.
Bán hàng giả từ nỗi sợ hãi Corona
Báo cáo mới nhất của Tổ chức Cảnh sát hình sự châu Âu (Europol) công bố hồi cuối tháng 3 cho thấy, tội phạm trên thế giới đã thích nghi khá nhanh với các lệnh cách ly, phong toả của các nước để khai thác sự hỗn loạn toàn cầu nhằm mục đích trục lợi.
Europol cho biết, bọn tội phạm đang kiếm tiền nhờ nhu cầu cao đối với các thiết bị bảo hộ và dược phẩm, ví dụ bằng cách làm giả hoặc đánh cắp hàng hóa khan hiếm để đặt hàng. Lời cảnh báo phát sóng ngày 15/4 vừa qua đã ghi nhận trên 3 trường hợp kẻ lừa đảo dùng CMND giả, lập Fanpage giả rồi rao bán và chiếm đoạt khẩu trang lên đến hàng tỷ đồng. Chúng lợi dụng tâm lý của nhiều người bị mắc kẹt tại nhà, sau đó cố gắng khai thác những người phải làm việc, mua sắm và sử dụng ngân hàng trực tuyến, đôi khi sử dụng các quy trình không quen thuộc có thể khiến họ dễ bị tổn thương.
Thủ đoạn thường thấy là lừa người mua chuyển tiền đặt cọc trước sau đó chiếm đoạt tiền mà không giao hàng, tắt máy, chặn số điện thoại của người mua hàng, giao hàng không cho kiểm tra hàng… Chúng có thể lừa từ vài trăm triệu lên đến hơn tỷ đồng. Trên thực tế thì số lượng cá nhân bị lừa nhiều không đếm xuể với số tiền nhỏ hơn từ vài triệu đến vài chục triệu. Cá nhân mua lẻ thường đặt hàng mua khẩu trang nhưng khi nhận hàng thì bên trong chỉ là giấy nhét vào trong hộp chứ không có gì. Nhiều người đã phải cầu cứu đến cơ quan chức năng. Thạc sỹ Nguyễn Trần Trung Hải, chuyên gia xã hội học nhận định: “Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý lo sợ dịch bệnh, nhu cầu về khẩu trang, nước rửa tay, thiết bị bảo hộ… khan hiếm cùng giá cũng tăng lên so với bình thường.” Thêm một nguyên nhân nữa chính là do nhu cầu cao, tăng vọt nên nhiều người có tư duy kinh doanh cũng muốn nhập hàng về để cung ứng cho thị trường nếu tìm ra nguồn hàng giá rẻ. Chưa kể đến tình hình hiện tại không thể đi lại buôn bán như thường nên các giao dịch kinh doanh đều phụ thuộc giao dịch qua mạng. Chính những nguyên nhân trên khiến cho người dân dễ bị mắc bẫy, đề phòng bọn tội phạm.
https://www.youtube.com/watch?v=e-Sv-owaco4
Thực trạng tiếp theo đó chính là việc mua bán khẩu trang được rao bán khắp nơi trên mạng xã hội, nếu không bị lừa đảo tiền thì người tiêu dùng cũng phải mua với giá cắt cổ hoặc khẩu trang là loại kém chất lượng, nhét giấy vệ sinh tạo thành khẩu trang nhiều lớp… Đây là những sản phẩm không chỉ không chống được dịch bệnh mà còn gây hại cho người sự dụng bởi những hoá chất từ vật liệu làm ra chúng. Trong số phát sóng tiếp theo của Lời Cảnh Báo trên THVL1 vào ngày 20/4 với chủ đề: Cảnh giác với những sản phẩm quảng cáo chống Covid” sẽ tiếp tục nêu ra thực trang về việc nhiều nơi quảng bá nhiều mặt hàng có thể chống virus Covid mà chưa hề có bất cứ sự kiểm chứng nào của các cơ quan y tế. Ví dụ như sản phẩm tinh dầu Tràm, thẻ đeo/ bút diệt virus, khẩu trang kháng khuẩn, nước rửa tay, nón chống virus…
Nhiều mặt hàng được rao bán công khai trên nhiều diễn đàn, trang mạng. Để minh chứng cho chất lượng, người bán thường đưa ra thông tin mặt hàng này đều được xách tay từ các nước như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu…Thế nhưng trên thực tế không phải sản phẩm nào cũng như khuyến cáo của bộ Y tế. Nhất là các chai nước rửa tay tự pha chế, có độ cồn và hoá chất có hại cho da người nếu không kiểm soát, những chất này sẽ đi vào cơ thể gây hại cho sức khoẻ khó lường. Thực tế là nhiều trường hợp đã bị dị ứng, viêm nhiễm khi sử dụng khẩu trang, nước rửa tay trôi nổi trên thị trường. Nhiều người mua hàng theo cách rỉ tai nhau, dựa vào niềm tin rằng mua người quen mà không cần biết các mặt hàng bảo hộ này có đảm bảo chất lượng theo qui định hay không.
https://www.youtube.com/watch?v=N0lIndQyFhY
Liệu pháp tự bảo vệ mình
Tiến sỹ Nhan Cẩm Trí – Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Tài Chính Tp.HCM khuyên rằng: “Trong trường hợp phải mua hàng khẩu trang trôi nổi, để đảm bảo quyền lợi cho chính mình, không nên thanh toán một lúc. Thanh toán thành nhiều đợt để hạn chế bớt rủi ro.”
Còn về vấn đề mua các sản phẩm bảo hộ trong mùa dịch, ông Kiều Đình Cảnh – Đội trưởng đội quản lý thị trường số 12 thành phố Hà Nội đã đưa ra khuyến cáo: “Hình thức mua hàng thường nhỏ lẻ, mang tận tay người tiêu dùng. Nhưng các sản phẩm này không hề có những kiểm chứng y tế về mặt khoa học cũng như giấy phép lưu hành nên việc sử dụng chúng thực sự rất mạo hiểm.” Trong các số phát sóng vào các ngày cuối tháng 4 của Lời Cảnh Báo, các chuyên gia sẽ tiếp tục đưa ra nhiều lời khuyên bổ ích dành cho người dân khi đối diện với những thông tin quảng cáo những sản phẩm được cho là có thể chống lại virus Corona. Mời quí vị đón theo dõi trên trang chính thức của đài truyền hình Vĩnh Long hoặc chương trình “Lời cảnh báo” tháng 4 phát sóng thứ 2 và thứ 4 hàng tuần trên kênh THVL1.
Huy Anh