Về trang chủ Chưa được phân loại Bộ Công thương: Cảnh báo hàng ngoại mượn xuất xứ Việt Nam để hưởng miễn thuế từ FTA

Bộ Công thương: Cảnh báo hàng ngoại mượn xuất xứ Việt Nam để hưởng miễn thuế từ FTA

Có trường hợp hàng hóa được sản xuất nhập khẩu từ nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài nhưng lại gắn mác là hàng “Made in Viet Nam” để gian lận thương mại, đánh lừa người tiêu dùng.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết hiện tượng gian lận thương mại thông qua ghi nhãn xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ngày càng gia tăng.

Đó là tình trạng hàng hóa nước ngoài có xu hướng mượn xuất xứ Việt Nam để hưởng lợi “miễn phí” và bất hợp pháp từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam tham gia hoặc sử dụng xuất xứ hàng hóa làm phương tiện lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu.

Bộ Công thương khuyến cáo cần sớm hoàn thiện quy định về ghi nhãn hàng hóa.

Theo Bộ Công thương, việc gian lận ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn có tác động đến sản xuất trong nước, làm giảm uy tín và tính cạnh tranh của hàng sản xuất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam lại chưa có quy định về tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên người tiêu dùng trong nước không có căn cứ để phân biệt, kiểm chứng sản phẩm.

“Các quy định hiện hành chủ yếu liên quan đến nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý và thương hiệu” -Bộ Công thương cho biết chưa có một bộ tiêu chí để xác định như thế nào là hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam.

Theo đó, khái niệm “hàng hóa Việt Nam” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau như hàng hóa có xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Hoặc hàng hóa có công đoạn sản xuất tại Việt Nam hay hàng hóa có thương hiệu của Việt Nam.

Vì vậy, Bộ Công thương cho rằng việc ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện, tự kê khai. Việc ghi nhãn này dựa trên nguyên tắc chứng minh được đáp ứng tiêu chí như hàng hóa trải qua công đoạn sản xuất, gia công có phát sinh giá trị tại Việt Nam.

Đồng thời, bộ này khuyến cáo cần sớm hoàn thiện thể chế pháp lý về ghi nhãn sản xuất “Made in Viet Nam” để đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng và thị trường.
Theo Tuoitre

Câu chuyện “thiếu ốc vít”: Người Mỹ từ bỏ và bài toán dành cho doanh nghiệp Việt

Bình Dương: Khánh thành nhà máy xử lý nước thải 100 tỷ

Ninh Thuận: Nhà máy điện mặt trời hơn 1.300 tỷ đi vào hoạt động

Trà Vinh: Nhà máy điện mặt trời 3.500 tỷ kết hợp trồng cây công nghệ cao

Có thể bạn quan tâm