Về trang chủ Chưa được phân loại Bình Phước: Quy hoạch 5.000ha đất cho phát triển điện mặt trời

Bình Phước: Quy hoạch 5.000ha đất cho phát triển điện mặt trời

Ngày 7-12-2018, ông Nguyễn Anh Hoàng -Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Phước cho hay với tiềm năng sẵn có, Bình Phước đang tập trung phát triển nguồn điện mặt trời.

Theo ông Hoàng, tỉnh xác định phát triển điện mặt trời là chương trình có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương thời gian tới.

Chương trình được tỉnh ưu tiên phát triển. Qua khảo sát cho thấy Bình Phước có tiềm năng rất lớn cho việc sản xuất điện mặt trời bởi khu vực quy hoạch các dự án điện mặt trời tại huyện Lộc Ninh có cường độ bức xạ cao so với các địa phương khác.

Bên cạnh đó, đất quy hoạch phát triển điện mặt trời có địa hình bằng phẳng, hệ thống giao thông thuận lợi, công tác giải phóng mặt bằng thuận lợi do chủ sử dụng đất hiện đang được giao cho các doanh nghiệp nên khi thu hồi nhanh.

Các vị trí quy hoạch phát triển điện mặt trời gần với lưới điện tải hiện hữu.

“So với các nguồn năng lượng tái tạo khác như: Thủy điện, hạt nhân, hóa thạch, gió, sinh khối… thì điện mặt trời có ưu thể vượt trội, đây là nguồn năng lượng sạch, thân thiện môi trường” -ông Hoàng nói.

Cũng theo ông Nguyễn Anh Hoàng, kế hoạch phát triển điện mặt trời dài hơi đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Bình Phước dự kiến sản xuất 4.775MWp. Tổng diện tích đất quy hoạch cho phát triển điện mặt trời 5.000ha, thuộc huyện Lộc Ninh.

Về tiến độ, tính đến nay tổng dự án đã được Bộ Công thương, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung quy hoạch gồm 6 dự án, với công suất 850MWp. Trong số đó, tổng số dự án đang được Sở Kế hoạch và đầu tư thẩm định trình UBND tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư là 6 dự án, với công suất 800MWp.

Còn tổng số dự án đã được xem xét, chấp thuận và đang được Bộ Công thương thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm 30 dự án, với tổng công suất 2.255MWp, cũng có 5 dự án với công suất 375MWp đang hoàn thành hồ sơ bổ sung quy hoạch và đtrình thẩm định ở cấp tỉnh.

CTCP thủy điện Thác Mơ (thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, doanh nghiệp đầu tiên được chấp thuận đầu tư) đầu tư 50MWp với hơn 1.300 tỉ đồng.
Theo Tuoitre

Việt Nam: Thiết lập nhà máy sản xuất chuỗi động cơ máy bay ?

Nhiệt điện than: Bài toán khó giữa hiệu quả kinh tế và sức khỏe con người

Chemputer: Biến đổi hoàn toàn phương thức sản xuất dược phẩm

Hội chợ quốc tế Lụa Ấn Độ: Việt Nam góp mặt 21 doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm