Về trang chủ Kinh doanh Bà Trần Thị Thu Hằng lên chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Kienlongbank ở tuổi 36

Bà Trần Thị Thu Hằng lên chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Kienlongbank ở tuổi 36

Ngân hàng Kiên Long đã tổ chức cuộc họp thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2018 – 2022 với nhiều nội dung quan trọng về nhân sự. Theo đó, bà Trần Thị Thu Hằng sẽ thay ông Lê Hồng Phương giữ chức Chủ tịch HĐQT Kienlongbank.

 

Có thể là hình ảnh về trong nhà

Phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên Kienlongbank năm 2021

Hội đồng quản trị thống nhất phân công bà Trần Thị Thu Hằng – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, giữ chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị phụ trách hoạt động Hội đồng quản trị Kienlongbank từ ngày 3/5/2021 đến hết ngày 25/5/2021 và chính thức giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2018-2022 kể từ ngày 26/5/2021.
Bên cạnh đó, HĐQT ngân hàng đã thông qua đơn từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Kienlongbank nhiệm kỳ 2018-2022 của ông Lê Hồng Phương theo nguyện vọng cá nhân. Để thay thế ông Phương, các thành viên ban quản trị ngân hàng đã bầu bà Trần Thị Thu Hằng, Phó chủ tịch HĐQT, giữ chức danh Chủ tịch HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2018-2022.
Trong thời gian hoàn tất các thủ tục liên quan từ 3/5 đến hết ngày 25/5, bà Trần Thị Thu Hằng sẽ đảm nhiệm vai trò Phó chủ tịch HĐQT phụ trách hoạt động của HĐQT Kienlongbank.
Bà Trần Thị Thu Hằng sinh năm 1985 hiện cũng là Tổng giám đốc Tập đoàn Sunshine, một trong những chủ đầu tư bất động sản lớn ở khu vực phía Bắc. Trước đó, bà có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng và trải qua một số vị trí quản lý tại LienVietPostBank và MSB. Bà Hằng cũng là một trong 2 thành viên HĐQT Kienlongbank được bầu bổ sung trong phiên họp cổ đông ngày 28/1 của nhà băng này.

 

Bà Trần Thị Thu Hằng - Phó Chủ tịch HĐQT phụ trách Ngân hàng Kiên Long

Bà Trần Thị Thu Hằng – Phó Chủ tịch HĐQT phụ trách Ngân hàng Kiên Long
Trong năm 2021, ban lãnh đạo Kienlongbank đặt tham vọng lần đầu đưa lợi nhuận trước thuế của ngân hàng lên mức 1.000 tỷ, tăng hơn 500% so với số thu về năm 2020.
Cơ sở để Kienlongbank đặt chỉ tiêu này là ngân hàng đã hoàn tất việc bán toàn bộ 176 triệu cổ phiếu STB (Sacombank) là tài sản đảm bảo của các khoản vay trong quý I. Nhờ đó, ngân hàng đã thu hồi toàn bộ các khoản vay sử dụng lượng cổ phiếu trên làm tài sản đảm bảo.
Cũng theo kế hoạch, đến cuối năm 2021, dự kiến tổng tài sản của Kienlongbank sẽ đạt 66.800 tỷ đồng, tăng 17%. Trong đó, chỉ tiêu huy động vốn dự kiến tăng 14%, đạt 59.400 tỷ đồng và dư nợ tín dụng tăng 38%, đạt 44.600 tỷ.
Theo báo cáo tài chính quý I mới công bố, ngân hàng này ghi nhận tổng tài sản hợp nhất tăng hơn 8,1%, đạt 61.942 tỷ đồng vào cuối tháng 3. Trong khi chỉ tiêu huy động vốn tăng 7,4%, dư nợ tín dụng trong quý đầu năm của ngân hàng này cũng đạt 2,97%.
Các chỉ tiêu này giúp lợi nhuận trước thuế riêng quý I của ngân hàng đạt tới 703 tỷ đồng, tăng gấp 12 lần so với cùng kỳ năm liền trước. Kết quả lợi nhuận này cũng tương đương với việc Kienlongbank đã hoàn thành hơn 70% kế hoạch lợi nhuận cả năm dù mới chỉ đi qua quý kinh doanh đầu tiên.
Theo ban lãnh đạo ngân hàng, nguyên nhân chủ yếu làm cho lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng mạnh trong quý I là việc ngân hàng đã xử lý toàn bộ tài sản bảo đảm, hoàn thành việc thu hồi nợ gốc và lãi phải thu của các khoản vay có tài sản bảo đảm là cổ phiếu STB theo phương án cơ cấu lại Kienlongbank gắn với xử lý nợ xấu đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Kienlongbank cũng sẽ bổ sung tên viết tắt bằng tiếng Anh. Cụ thể, tên viết tắt bằng tiếng Anh của Ngân hàng Kiên Long sau bổ sung gồm: Kienlongbank và hoặc KSBank.

Theo BCGV.

Có thể bạn quan tâm