Nhiều ngày qua, người dân cả nước điều hướng về mảnh đất miền Trung, nơi xảy ra trận mưa lũ lớn nhất của lịch sử Việt Nam từ sau trận lũ năm 1999. Công tác cứu hộ, cứ nạn vẫn đang diễn ra, hàng nghìn người dân được sơ tán và di chuyển đến khu vực an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn những nơi chưa được cán bộ địa phương đến hỗ trợ kịp thời do còn gặp khó khăn trong việc di chuyển.
Cụ thể, từ ngày 5/10 đến nay cả nước đã xuất hiện 3 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới và mưa lũ vẫn đang diễn ra, chưa có dấu hiệu dừng lại với nhiều địa điểm ngập lụt nghiêm trọng được báo động ở cấp 2. Nhiều ngôi nhà ở Quảng Trị, Quảng Bình rơi vào tình trạng mất điện, không có nước để sinh hoạt do nước lũ tràn vào, lên đến đỉnh nhà. Dù đã chuẩn bị nhu yếu phẩm cần thiết trong việc di dời nhưng vẫn không đủ để tích trữ cho nhiều ngày mưa lũ tiếp diễn sau đó.
Trong trận mưa lũ vào ngày 12/10, tai nạn lật thuyền đã làm cho thai phụ Hoàng Thị Phượng 35 tuổi ở tỉnh Thừa Thiên Huế bị nước lũ cuốn trôi. Nhiều người đã cầu nguyện rất nhiều về một phép màu sẽ đến với chị nhưng cơ hội rất thấp bởi dòng nước lũ lúc ấy vẫn đang chảy siết. Chồng chị là anh Nguyễn Phúc Tài đã khóc than với hy vọng vợ sẽ bình an trở về nhưng điều đó đã không xảy ra. Hậu sự của chị Phượng diễn ra trong ngôi nhà cấp 4 đơn sơ của bố mẹ ruột anh Tài. Lãnh đạo huyện, chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm đã đến thăm hỏi, động viên. Sự việc đau thương này đã lấy đi nước mắt của rất nhiều cư dân mạng.
Ngoài câu chuyện đáng buồn trên, hiện nay, vẫn còn rất nhiều những sự việc tan thương khác xảy ra khi nước lũ tiếp tục dâng cao, chảy xiết và gây sập nhà của đồng bào miền Trung.
Đáng lưu ý hơn, nỗi đau mất chồng, mất con của các gia đình cán bộ, chiến sĩ đã lấy đi rất nhiều nước mắt của người dân cả nước. Sự hy sinh của 13 cán bộ, chiến sĩ ở Rào trăng 3 và 22 cán bộ, chiến sĩ ở tiểu đoàn 337 là một sự mất mát to lớn, không đong điếm được. Công tác cứu hộ và tìm kiếm diễn ra nhanh chóng. Thi thể của các anh đã được tìm thấy, tất cả đều được mai táng đến nơi an nghĩ cuối cùng.
Mực nước sông dâng cao, nhà của người dân đều bị nhấn chìm trong nước lũ. Nhiều hộ gia đình phải ngồi trên mái nhà, vẫy tay, với hy vọng có người nhìn thấy để cứu giúp. Nhiều người đã ứng biến từ trước, họ chuẩn bị sẵn thuyền, ghe để đối phó trước mắt với bão lũ. Những hộ dân không đủ điều kiện về kinh tế, họ phải đốn khoảng 4 hoặc 5 cây chuối to để làm thành bè, trôi nổi trên mặt nước.
Được biết, vào ngày 19/10 mực nước trên sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt lên mức 9,2m, trên báo động 2 là 0,2m; sông Gianh tại Mai Hóa lên mức 7,7m, trên báo động 3 là 1,2 m. Quốc lộ 1A ở Quảng Bình lần đầu tiên phải di chuyển bằng đường thủy do nhiều tuyến đường ngập lụt sâu.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, mưa lũ trong đợt từ ngày 15-10 đến chiều 19/10 tại các tỉnh từ Hà Tĩnh – Quảng Trị đã làm 166.782 nhà dân bị ngập. Ba tỉnh này cũng phải sơ tán khẩn cấp 28.938 hộ/90.967 người dân.
Thiệt hại do mưa lũ, sạt lở đất từ ngày 6 đến 19-10 đã làm 102 người chết, tăng 10 người so với ngày 18-10. Hiện vẫn còn 26 người đang mất tích.
Có thể thấy, mưa lũ làm cho miền Trung phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Không chỉ mưa to, nước lũ dâng mà còn cả sạt lỡ đã tạo ra một nỗi đau quá lớn cho người dân ở mảnh đất này. Dù đã có biện pháp phòng chống bão lũ từ sớm nhưng con người vẫn không thể nào chiến thắng với nhiên nhiên.
Ánh Dương/ Theo TTV24