Tối 23/2, tập 3 Thiếu Niên Nói đã lên sóng truyền hình VTV3, tuần này chương trình đã đến trường THPT Hùng Vương để lắng nghe những câu chuyện của các em học sinh đang trong độ tuổi mới lớn với nhiều tâm tư, suy nghĩ, đầy đủ các cung bậc cảm xúc khác nhau về tình bạn, cuộc sống, gia đình. Dẫn dắt chương trình và tạo thêm động lực cho các em bước lên bục dũng khí là MC Khả Ngân và Jun Phạm.
Mở màn là câu chuyện “Cảm ơn thầy hiệu trưởng” của cô bé Thủy Tiên học sinh lớp 12, trên bục Dũng Khi em đã chia sẻ lại những điều tuyệt vời nhất khi đi học ở ngôi trường mang tên quốc tổ và bày tỏ sự biết ơn với thầy Hiệu trưởng khi thầy đã có những đóng góp cho có ích cho học sinh như: lắp đặt vòi nước trong những ngày nắng nóng, lắp sân cầu lông, tạo cho khối 12 có những kỷ niệm và xóa bỏ khoảng cách và còn tạo ra một ngày sinh hoạt ý nghĩa ở Đà Lạt, cô bé cám ơn thầy vì đã cho mình biết được thanh xuân tươi đẹp là như thế nào để trân trọng nhiều hơn. Trước tình cảm của học trò, thầy cho biết luôn yêu thương và lắng nghe học trò cũng như tạo môi trường học tập tốt nhất để học và vui chơi. Thủy Tiên cũng muốn truyền đến thông điệp luôn yêu thương thầy cô giáo và quý trọng thanh xuân trên ghế nhà trường để có những kỷ niệm đẹp, xóa bỏ ranh giới thầy trò và xem thầy cô như là ba mẹ để chia sẻ và thấu hiểu.
Cô bé Khải Trân lớp 10 mang đến câu chuyện “Mẹ không cho học vẽ”, đây là lần đầu tiên cô bé dám mạnh dạn nói lên điều này với mẹ, trên bục dũng khí Hải Trân cho biết từ nhỏ đã thích vẽ tranh nên mày mò từ vẽ chì, sắp cho đến vẽ bằng nước, em còn khoe những bức tranh do mình vẽ đã từng được thầy giáo khen và nói “sao con không theo nghề kiến trúc?”, lúc này cô bé mới nghẹn ngào rơi nước mắt nói “có một người không muốn mình học vẽ và bảo có xem lại hoàn cảnh gia đình không, hay vẽ chỉ bắt chước người ta không có gì hay ho, mày có tin đòi một lần nữa thì sẽ không được học gì hết luôn không, đó là mẹ của mình”, cô bé biết mẹ muốn tốt cho mình nên bắt học các nghề như bác sĩ, giáo viên để tương lai sung sướng hơn nhưng đó không phải là đam mê nên em sẽ không cố gắng được, em bật khóc và hỏi mẹ đang đứng dưới sân trường “Sao mẹ không cho con học vẽ vậy?”.
Trước câu hỏi đầy cảm xúc của con gái, mẹ chia sẻ: “Bây giờ con chỉ học lớp 10, ước mơ chỉ là thoáng qua thôi, con cứ học còn hai năm nữa thì ba mẹ sẽ suy nghĩ và xem xét lại”, Thủy Tiên cũng chia sẻ muốn đậu vào trường kiến trúc thì ít nhất phải học vẽ hơn một năm, mẹ mới đặt câu hỏi “Con có thời gian để đi học vẽ không, sáng trưa đi học, tối về còn học bài coi như một tuần con phải ở ngoài đường đến 9h tối, con đâu có thời gian để học vẽ”, Thủy Tiên cũng chia sẻ nghĩ hè con có thể đi học vẽ và trong trường một tuần cũng có những ngày nghĩ có thể đi học vẽ được, cô bé còn mạnh dạn sắp xếp lịch học của mình một cách hợp lý và cuối cùng dù chưa thật sự muốn nhưng mẹ cũng đồng ý xem xét lại kinh tế gia đình để cho con gái học vẽ. Cô bé còn tặng bức tranh do chính mình vẽ hình ảnh của mẹ khiến mẹ vô cùng xúc động và hy vọng con gái sẽ giữ ước mơ và đậu vào trường Đại học Kiến trúc.
Khánh Như học lớp 11 mang đến câu chuyện “Lớp trưởng mong cả lớp đoàn kết”, trên bục dũng khí em mạnh dạn chia sẻ câu chuyện cá nhân của mình với lớp, em kể lại lớp lúc học lớp 10 tập thể rất đoàn kết nhưng không biết bản thân đã làm gì sai hay quản lý lớp không tốt nên lớp bị chia rẻ nội bộ và chưa biết việc sai ở đâu và muốn lớp đoàn kết lại tốt hơn như một gia đình gắn bó, và cho biết ở vị trí lớp trưởng bản thân phải làm gì để cho lớp cho nhau những cái cái bắt tay, cái ôm để lớp hiểu nhau. Sau chia sẻ của lớp trưởng và các thành viên đã xúc động và phần nào hiểu được tâm tư của lớp trưởng và lớp thống nhất ngồi nói chuyện và quý trọng tình bạn hơn.
Đăng Khoa học lớp 11 mang đến câu chuyện “Bị chê mông lép”, em chia sẻ mình bị mặc cảm về ngoại hình khi quá ốm và mông lép khi còn vào lớp 11a10 ai cũng đẹp và sở hữu bờ mông đẹp, đó là nỗi buồn không phải ai cũng thấu hiểu, và nhất là trong những giờ thể dục khiến em rất tự ti và các bạn còn chọc ghẹo “mày không có mông hả” hay “khoa ơi, sao mông mày lép vậy”, “ủa khoa ơi, mày có mông không?”.
Trước những lời chia sẻ của bạn, một bạn nữ trong lớp đã chia sẻ: “Thật ra là mọi người quý Khoa, chọc cho Khoa cười, vui vẻ chưa không có xấu xa gì đâu, lên sóng vậy không có được à nha”, nhưng thật sự Đăng Khoa chia sẻ vui rằng anh cảm thấy không có vui và còn kéo Jun Phạm vào câu chuyện này khi anh Jun tập gym hoài mà vòng 3 vẫn không phát triển khiến khán giả bật cười. Đăng Khoa cũng muốn chia sẻ sau câu chuyện này đừng nên chọc ghẹo quá nhiều các bạn quá ôm hoặc quá mập.
Thúy Anh mang đến câu chuyện “Bạn cùng bàn chuyên xài ké đồ”, trên bục giảng em gửi đến cô bạn thân “Minh Châu tại sao mày đi học lại không mang sách giáo khoa, hộp bút, mỗi lần như vậy mày xài ké của tao, mày xem tao là nhà sách mini đúng không”, trước câu hỏi của bạn Minh Châu đã chia sẻ rất cảm đông: “Tại em rất yêu bạn cùng bàn và muốn gắn kết, gần gửi hơn”. Thúy Anh cũng chia sẻ sau này sẽ đi du học nên lúc lên đại học thì sẽ không ai làm tủ sách mini cho bạn nữa thì cô bạn thân cũng chia sẻ “mày đi du học rồi qua nước ngoài vẫn có thể mua sách giáo khoa gửi về cho tao được mà” khiến cả sân trường bật cười và Thúy Anh cũng hô to “Mày chính là bạn cùng bàn quý giá nhất mà ông trời ban cho tao”, cả hai xúc động rớt nước mắt về tinh bạn đẹp của mình.
Trí Thịnh mang đến câu chuyện “Tình yêu tuổi mới lớn và bị phụ huynh ngăn cấm”, em chia sẻ lúc lớp 11 có tình cảm đặc biệt với một bạn nữ chung trường, tình cảm rất trong sáng và đẹp đẽ, cả hai giúp đỡ và quan tâm nhau trong chuyện học tập nhưng bị mẹ bạn nữ phát hiện, vì không tin tưởng Trí Thịnh nên không cho cả hai gặp gỡ nhau và chấm dứt mối quan hệ nếu không bạn nữ sẽ bị nghĩ học và sau sự hoảng loạn về suy nghĩ Trí Thịnh sẽ chấp nhận yêu cầu của mẹ bạn nữ. Trí Thịnh hiểu được điều này không trách được phụ huynh và sẽ cố gắng học để chứng minh cho phụ huynh biết rằng mình sẽ có tương lai và muốn gửi đến bạn nữ đôi lời: “Hãy học thật tốt và vược qua mọi khó khăn và sẽ gặp lại nhau với tư cách khác”.
Gia Linh học lớp 11 mang đến câu chuyện “Gia đình phá sản phải bán bánh tráng trộn”, em cho biết ngày xưa gia đình khá giả nhưng năm 13 tuổi vì bố vướng vào cá độ đá banh nên phải bán hết nhà và xe cộ phải ở trong một căn hộ nhỏ và cảm giác rất ghét bố, có những lời nói không hay với bố nhưng giờ suy nghĩ lại cảm thấy rất hối hận. Vì gia cảnh khó khăn nên Gia Linh phải đi làm thêm từ lúc 13 tuổi, nếu trong hè thì phải làm từ sáng đến tối và bố thấy điều đó nên đã rất sót con và khóc rất nhiều và có động lực để làm lại từ đầu, giờ ba đã có một shop đồ nhỏ và bản thân Gia Linh cũng tự lập hơn. Gia Linh cũng bán thêm bánh tráng trộn kiếm thêm thu nhập 8 triệu một tháng, cô bé muốn gửi đến thông điệp nên nói chuyện hãy nên suy nghĩ và phải luôn cố gắng và sau cơn mưa trời sẽ sáng.
Ngọc Liên học lớp 11 mang đến câu chuyện “Hàng xóm xoáy vào nỗi đau cha mất”, trên bục dũng khí em chia sẻ lúc 5 tuổi thì bố mất, trong lúc đam tang thì có một cô hàng xóm đến và nói “Con có biết là ba con như thế nào không” em trả lời là bố con đã mất nhưng người hàng xóm đó không dừng lại và nói “Cô nghe không rõ em nói lại đi” và thế là em hét lên “Bố con chết rồi”, lúc này không ai dành sư quan tâm cho cô bé 5 tuổi và em không biết đã về tới nhà như thế nào. Năm nay em đã 16 tuổi và vẫn không quên được điều này và em muốn chia sẻ: “Nhiều khi hành động và ngôn hành của người lớn có sự ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ em và gây tổn thương sâu sắc, và cho dù có chuyện gì xảy ra cũng phải dũng cảm đối đầu với hành trình dài của cuộc đời”.
Cô bé Thanh Tâm mang đến câu chuyện “Học có mệt không” và kể câu chuyện của mình khi phụ huynh thường nói học “không có gì cực khổ” nhưng thật sự học rất mệt và tốn nhiều tư duy. Em cho biết học sinh phải học một ngày 8 tiếng ở trường và sau đó ra về phải học thêm và làm bài tập, có nhiều kỳ thi phải học bài sáng đêm, cầm cây viết lên phải sử dụng chất xám để biết mình viết cái gì. Thông qua chương trình này, cô bé muốn mọi người hiểu hơn về việc học của học sinh và mong phụ huynh đừng nhìn vào con số để đánh giá con của mình mà hãy nhìn vào quá trình học tập, làm việc để có sự khen phạt đúng đắn.
Thầy Nguyễn Vân Yên hiệu trưởng trường THPT Hùng Vương cho biết: “Học rất mệt, học đây là hình thức lao động bằng trí óc, lúc nào cảm thấy học cực quá hãy đi vòng sân trường ngắm toàn cảnh, cười thật tươi hay nói chuyện với thầy hiệu trưởng và chia sẻ với bố mẹ”. Chị Lê Thảo hiện đang là nội trợ cho rằng việc học ngày xưa khổ hơn nhiều vì vừa học vừa phụ giúp gia đình, còn các em hiện tại học có vật chất nhiều hơn tinh thần thoải mái hơn, đôi lúc chỉ trích các bé vì điểm thấp thì hãy ngồi tâm sự với con của mình. PGS.TS Lê Văn Thảo cũng cho rằng việc học cũng không dễ dàng và nhiều phụ huynh làm rất tốt khi kết nối với cảm xúc của con và là người đồng hành với con, đứa trẻ cần cảm thấy vui và hạnh phúc trước khi nó thành công.
Trúc Duyên mang đến câu chuyện “Nỗi lòng của cán bộ Đoàn”, em cho biết mình đã làm cán bộ đoàn từ cấp 1 và khi vào hoạt động đoàn em biết được nhiều kỷ năng mà trước giờ không biết, nhưng lại có nhiều người không thích các bạn hoạt động đoàn, và có nhận được nhiều lời ác ý, tiêu cực và hôm nay cô bé mong muốn được các bạn hiểu hơn về công việc và trách nhiệm của cán bộ đoàn. Cô bé Quý My mang đến câu chuyện cảm động ủng hộ tinh thần cô bạn thân theo đuổi đam mê của mình mặc dù gia đình có ngăn cản. Quý My còn mời bạn thân lên sân khấu để trình diễn một tiết mục nhảy trong sự cổ vũ của các bạn học sinh.
Cặp đôi Hải Minh – Hoài Nhân mang đến một câu chuyện thú vị đầy tiếng cười “Bốc phốt chị Phụng”, đây là cô bạn “đại ca” trong lớp khi đã tạo “nghiệp’ rất nhiều, thay mặt cả lớp cả hai đã chia sẻ từ năm lớp 10 đến 12 thì chị Phụng phải thay đổi bạn cùng bạn vì do không ai chịu được và cả hai cùng nói: “Tại sao trong lớp không ai làm gì mày, mày cũng đánh, khen mày đẹp mày cũng đánh, khen mày xấu mày cũng đánh” và lúc nào đi học thì cũng không chịu học bài, đáp lại những lời chia sẻ của hai đứa bạn trên bục dũng khi, “chị Phụng” chỉ dằn mặt bằng một câu nói “ngày mai đừng có đi học nha” khiến cả sân trường bật cười. Tuy bốc phốt nhưng các thành viên trong lớp học đều cảm nhận được tình thương với nhau mang đến nhiều cảm xúc cho người xem.
Thế Hiệp mang đến câu chuyện “Mong bố mẹ đi chơi riêng để hàn gắn tình cảm”, em cho biết cả ba và mẹ công việc đều rất bận rộn và mong cả hai phải hàn gắn tình cảm với nhau vì em cảm nhận ba mẹ dần mất đi tình cảm và phải có chuyến du lịch riêng để bên nhau. Trước tình cảm của con trai, mẹ Thế Hiệp rất vui và hứa sẽ có chuyến du lịch riêng.
Cô bé Ngọc Nhã lớp 10 mang đến câu chuyện ý nghĩa và xúc động, nó không phải là câu chuyện của em mà là của một chú xe ôm trên bục dũng khí em chia sẻ: “Ngày hôm đó em đi thi vì bố bận nên phải tự bắt xe đến trường, em hay xem trên tivi thì có những việc như giết, hiếp, cướp của nên em rất sợ và rất ngại với chú tài xế chở em đi, cho đến lúc chú hỏi nhỏ em ba con làm nghề gì thì em có trả lời ba con làm tài xế xe hơi, xe tải chú im lặng một hồi rồi nói nhỏ là nếu ba con chạy xe giống như chú thì con có xấu hổ hay nhục nhã gì không?” lúc này cô bé bật khóc và nói tiếp: “Có gì đâu mà xấu hổ chú, cái nghề là cái nghiệp của mình mà, xong chú mới nói là con gái của chú không nghĩ như con” câu nói khiến tất cả mọi người đều lắng động và rớt nước mắt, em còn chia sẻ chú chạy xe ôm nuôi con lúc còn nhỏ đến giờ học lớp 9 ròi nhưng mõi lần đi rước con gái đều phát bắt bố đứng xa cổng trường vì xấu hổ với bạn bè, khi chú nói xong chú rơi nước mắt khiến Ngọc Nhã cảm thấy rất thương chú và nhớ mãi câu chuyện này và chỉ khuyên chú: “Chú ơi, em nó còn nhỏ không hiểu chuyện sau này lớn nó hiểu chuyện sẽ thương và yêu chú nhiều hơn”. Ngọc Nhã muốn gửi đến thông điệp bố mẹ là những người cực khổ nuôi mình, mặc dù có cãi vã nhưng ba mẹ vẫn luôn tha thứ và dù có làm nghề gì đi chăng nữa có cao sang hay thấp hèn thì cái nghề của ba mẹ đã nuôi lớn mình và hãy tự hào về họ.
Phương Trâm mang đến câu chuyện “Ước mơ của mình là gì”, em chia sẻ mỗi khi có ai nhắc đến việc ước mơ hay năng khiếu của con là gì em đều ngập ngừng vì không biết trả lời như thế nào, trong lớp em có thành tích khá tốt, học bạ đẹp khiến bố mẹ rất tự hào nhưng em suy nghĩ có nó để làm gì vì em thật sự không có ước mơ, em không biết sau 10 năm nữa thì sẽ trở thành người như thế nào, mặc dù em cũng dành thời gian nói chuyện với bố mẹ nhưng vẫn không biết được mình có phù hợp và muốn hỏi bố của mình “Bố ơi, nếu một ngày nào đó con muốn đi tìm ước mơ, điều mà con muốn làm nhưng điểm số trong lớp không được như bây giờ không làm cho bé mẹ tự hào thì ba có ủng hộ và cỗ vũ con không”. Trước tâm sự của con gái, bố Phương Trâm chia sẻ: “Dù thế nào con vẫn là con của ba, có học dở hay học giỏi cũng là con của ba và ba sẽ ủng hộ tất cả “, Phương Trâm đã rất xúc động và gửi lời cám ơn đến bố và em cũng chia sẻ thông điệp “Để tìm được ước mơ không hề dễ và hãy ủng hộ cho ước mơ của con cái để có thể sống thật sự hạnh phúc”.
Trang Đài mang đến câu chuyện “Bốc phốt bạn cùng bàn” khi suốt ngày chỉ biết đánh mình và làm mất hết cả viết, còn chụp hình dìm hàng. Lúc này bạn thân mới hé lộ đánh bạn nhiều vì Trang Đài ngủ trong lớp rất nhiều không chịu lo học bài. Cố bé Mỹ Thuận mang đến một câu chuyện đáng yêu dành cho cháu của mình, cô bé đã nói những lời ngọt ngào với cháu và thực hiện đúng lời hứa cho cháu lên truyền hình. Quốc Huy mang đến câu chuyện gửi lời cám ơn đến cô Thắm dạy Toán khi cô giúp lớp yêu môn Toán nhiều hơn, cô gắn bó và chỉ dạy tận tâm, nhờ cô và các bạn yếu kém cũng bắt đầu yêu môn Toàn nhiều hơn. Cả lớp cũng gửi đến cô một món quà để thay tình cảm của cả lớp khiến cô rất vui và hạnh phúc.
Cuối cùng là cậu bé Minh Tiến học lớp 12 mang đến câu chuyện “Cảm ơn thầy cô”, em chia sẻ cám ơn thầy cô đã không vì danh lợi mà vẫn tiếp tục quan tâm và yêu thương các em, cảm ơn thầy cô đã luôn là cha mẹ thứ hai của các em và gửi đến tất cả thầy cô vì ai cũng xứng đáng với điều đó. Em cũng nhắn nhủ với các bạn khối 12, dù gì chỉ còn 1 tháng rưỡi cho nên căm ghét hay thù hận hãy cho vào quá khứ và cùng nhau tận hưởng và trở thành anh em.
Tập 4 Thiếu Niên Nói sẽ lên sóng vào lúc 21h Chủ Nhật ngày 1/3 trên kênh VTV3 – Đài truyền hình Việt Nam.
Hiền Anh