Các chuỗi liên kết này có sự tham gia của 32.000 hộ, khoảng 150 doanh nghiệp và 50 hợp tác xã; lượng nông sản tiêu thụ qua chuỗi đạt 30% sản lượng nông sản chủ lực toàn tỉnh.
Tỉnh Lâm Đồng bắt đầu triển khai Đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản giai đoạn 2019- 2023, nhằm xây dựng 200 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với tổng kinh phí thực hiện đề án lên tới trên 270 tỷ đồng.
Tỉnh Lâm Đồng sẽ hình thành mới 89 chuỗi liên kết, nâng cấp 9 chuỗi. Trong 200 chuỗi liên kết đó có 120 chuỗi cấp tỉnh, 80 chuỗi cấp huyện, xã; đảm bảo mỗi xã đều có tối thiểu một mô hình liên kết cho sản phẩm chủ lực; tổng diện tích tham gia chuỗi liên kết là 50.000ha, chiếm 18% diện tích đất canh tác toàn tỉnh.
Các chuỗi liên kết này có sự tham gia của 32.000 hộ, khoảng 150 doanh nghiệp và 50 hợp tác xã; lượng nông sản tiêu thụ qua chuỗi đạt 30% sản lượng nông sản chủ lực toàn tỉnh. Tỉnh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2023, toàn bộ 100% sản phẩm của chuỗi được kiểm soát nguồn gốc, chất lượng và được sơ chế, chế biến.
Đối với rau các loại, có tối thiểu 80% được sơ chế, 20% được chế biến bằng công nghệ hiện đại; ban hành 30 bộ tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, quy cách các sản phẩm chủ lực; tăng tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua hợp đồng lên 50% sản lượng nông sản toàn tỉnh, góp phần nâng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 220 triệu đồng/ha.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S, để thực hiện mục tiêu này, tỉnh sẽ tập trung thực hiện các nội dung tập huấn nâng cao năng lực về chuỗi liên kết; Xây dựng và nâng cấp các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản; xúc tiến thương mại và thiết lập kênh thông tin thị trường; Xây dựng tiêu chí sản phẩm và phát triển thương hiệu nông sản Lâm Đồng; Truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng.
Tổng kinh phí để thực hiện dự án này là 270.175 triệu đồng; trong đó, vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ hơn 51%, còn lại là vốn đối ứng của nhân dân, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp. Cho đến hết năm 2018, toàn tỉnh Lâm Đồng có 125 chuỗi giá trị với sự tham gia liên kết của 75 doanh nghiệp, 40 hợp tác xã, 42 tổ hợp tác và cơ sở nhỏ lẻ và trên 13.000 hộ nông dân tham gia.
Trong số đó, có 68 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ đã được các tổ chức trong nước và quốc tế chứng nhận về chất lượng sản phẩm trong tất cả các khâu từ sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói tiêu thụ sản phẩm.
Hiện tại, có 65 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ hơn 8% sản lượng rau toàn tỉnh; 7 chuỗi liên kết tiêu thụ gần 2% sản lượng 10 chuỗi liên kết tiêu thụ trên 10% sản lượng càphê… Đặc biệt, có 3 chuỗi liên kết tiêu thụ hết 97% tổng sản lượng sữa bò trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo Vietnamplus
Bình Thuận: Nhiều dự án bất động sản chưa đủ điều kiện đã rao bán