Về trang chủ Chưa được phân loại Facebook: Năm 2100 số tài khoản qua đời 4,9 tỷ, nhiều hơn tài khoản người sống

Facebook: Năm 2100 số tài khoản qua đời 4,9 tỷ, nhiều hơn tài khoản người sống

Theo phân tích của các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford, ít nhất 4,9 tỷ người dùng Facebook sẽ qua đời vào năm 2100 nếu Facebook tiếp tục tăng trưởng với tốc độ hiện tại.

TTXVN đưa tin, theo nghiên cứu này, ngay cả khi số người dùng Facebook không tăng trưởng trong giai đoạn đó, số người dùng đã qua đời sẽ đạt 1,4 tỷ. Điều này dẫn đến việc, những dữ liệu cá nhân tiếp tục được lưu trữ trực tuyến sau khi người dùng qua đời. Các nhà nghiên cứu kêu gọi cần bảo vệ những dữ liệu của người dùng đã khuất trước những rủi ro chính trị và đạo đức.

Phân tích trên dựa trên tỷ lệ tử vong và tăng trưởng dân số dự kiến từ Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc, cũng như dữ liệu tăng trưởng người dùng từ Facebook. Theo đó, nếu số người dùng Facebook không có sự tăng trưởng trong khoảng năm 2018 và 2100, nghiên cứu dự kiến rằng hồ sơ của người dùng qua đời sẽ vượt qua những người sống trong khoảng 50 năm. Trong đó, gần một nửa số “hồ sơ chết” đến từ châu Á.

Facebook nên mời những nhà nhân khẩu học, chủng tộc học hay nhà khảo cổ để tham gia vào quá trình xử lý một lượng lớn dữ liệu mà con người để lại sau khi qua đời.

Tuy nhiên, kịch bản này rất khó xảy ra. Nếu Facebook tiếp tục tăng trưởng ở mức 13% mỗi năm, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng người dùng qua đời có khả năng đạt được mức ngang bằng với người sống trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 22.

Theo nghiên cứu, với kịch bản này, số lượng tài khoản người dùng đã qua đời sẽ tăng đáng kể ở các quốc gia như các nước châu Phi. Trong đó, Nigeria trở thành trung tâm chính của “các vụ tử vong Facebook”. Mỹ sẽ là quốc gia phương Tây duy nhất xuất hiện trong 10 quốc gia hàng đầu về “số lượng hồ sơ chết” với tỷ lệ tăng trưởng người dùng là 13%.

Thông tin trên Zing, ông Carl Ohman, nhà khoa học tham gia nghiên cứu cho biết, nghiên cứu đặt ra vấn đề “ai sẽ có quyền kiểm soát dữ liệu này, nó nên được quản lý như thế nào để tốt nhất cho bạn bè, người thân của người quá cố, và liệu những nhà nghiên cứu có thể sử dụng chúng để hiểu rõ hơn về quá khứ”.

Hiện tại, người dùng Facebook có thể chọn một người dùng tin cậy để truy nhập thông tin của mình trong trường hợp không may qua đời. Tài khoản người quá cố khi đó cũng sẽ được chuyển về dạng “tưởng nhớ”. Tuy nhiên, nếu người dùng chưa chọn tài khoản tin cậy thì khi họ qua đời, không ai có thể truy cập dữ liệu của họ.

Những nhà nghiên cứu của Oxford cho hay, các con số trong báo cáo cho thấy cần sớm có sự thay đổi, thậm chí một số người nên ghi lại mật khẩu mạng xã hội trong di chúc.

David Watson – tác giả nghiên cứu, chia sẻ: “Facebook nên mời những nhà nhân khẩu học, chủng tộc học hay nhà khảo cổ để tham gia vào quá trình xử lý một lượng lớn dữ liệu mà con người để lại sau khi qua đời. Giải pháp đưa ra không chỉ dành cho thời gian gần, mà là cho hàng chục năm trong tương lai”.
Ngọc Điểm

Sản xuất nông sản sạch: Để “người sản xuất tử tế” không bị thua thiệt

Condotel: 6 câu hỏi cần giải đáp trước khi quyết định đầu tư

Chồng trao điện thoại, bóp tiền rồi nhảy cầu tự tử trước mặt vợ

Nam Phi: Giải cứu thành công hơn 1.500 thợ mỏ mắc kẹt

Có thể bạn quan tâm