Theo Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, 40% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) sẽ học hệ cao đẳng, việc này đòi hỏi công tác giáo dục nghề nghiệp phải có những đổi mới căn bản và toàn diện.
60% tân cử nhân làm việc trái ngành
Số liệu tổng hợp cho thấy, qua kỳ thi THPT quốc gia 3 năm trở lại đây, tâm lý của phụ huynh và thí sinh đã có sự thay đổi khi dịch chuyển từ đại học (ĐH) sang học nghề. Rất nhiều học sinh không còn giữ suy nghĩ phải vào ĐH bằng mọi giá như những năm trước. Nếu năm 2017, có 190.000 học sinh không đăng ký tham gia xét tuyển ĐH, thì đến năm 2018 là 237.320 em, tăng 5,2 % so với năm 2017.
Hàng năm, cả nước có trung bình hơn 1 triệu học sinh tốt nghiệp THPT, thế nhưng chỉ có hơn 400.000 học sinh đạt được nguyện vọng ĐH, khoảng 370.000 học sinh chọn học tại các trường dạy nghề (cao đẳng, trung cấp nghề). Như vậy tỷ lệ thầy-thợ là 1-1, dẫn đến bất cập “Thừa thầy thiếu thợ”. Hậu quả là một số khá lớn sinh viên ĐH tốt nghiệp không tìm được việc làm, có hơn 60% tân cử nhân các trường ĐH chấp nhận những công việc trái ngành, trong khi nhu cầu về lao động có tay nghề lại thiếu.
Theo PGS.Nguyễn Thị Lan Hương -nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), Việt Nam với nền kinh tế chuyển đổi, nhu cầu lao động nghề bậc trung rất lớn, trong khi đó số lao động tốt nghiệp ĐH cung lớn hơn cầu. Đào tạo ĐH với 70% là kiến thức cơ bản-hàn lâm, trong khi đó đào tạo nghề bậc trung chủ yếu là làm thực tế và đáp ứng yêu cầu của thị trường mới. Nếu học ngành nghề bậc trung thì cửa vào rộng rãi hơn, vì Chính phủ đã có hỗ trợ, ra trường DN sẽ sử dụng ngay kiến thức đó.
Bà Vũ Thị Thanh Liễu -Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội), cho biết: Nhu cầu tuyển dụng thường là nhân viên kinh doanh thương mại, du lịch, nhà hàng khách sạn, nhân viên cơ khí, hàn, điện, công nghệ…. Nhưng lực lượng lao động tìm đến trung tâm thiên về hành chính, văn phòng, kế toán… hoặc ngành nghề không đáp ứng được nhu cầu thực tế, dẫn đến cầu vẫn thiếu mà cung vẫn thừa.
Vì vậy nhiều doanh nghiệp đã tìm đến trường nghề đặt hàng, trao học bổng cho học sinh học nghề để khuyến khích học sinh đăng ký học theo nghề cần tuyển dụng.
Dần thay đổi xu hướng chọn nghề
Hiện có xu hướng học sinh không lựa chọn ĐH mà chuyển hướng sang học nghề, điều này thể hiện ngay trong số lượng thí sinh đăng ký thi THPT chỉ để lấy kết quả tốt nghiệp gia tăng. Đây là tín hiệu tích cực, một kết quả tốt trong phân luồng sau THPT hiện nay.
Số liệu thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2018 cho thấy có đến 30% thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp, không có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH. Con số này, sẽ dần dần tăng lên, dựa trên những quyết sách mới của ngành để đảm bảo cân bằng trong giáo dục hướng nghiệp ở các trình độ.
Bên cạnh đó, các thông tin về thị trường lao động, tỉ lệ thất nghiệp… đã có những tác động nhất định đến việc lựa chọn của thí sinh. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần tuyển số lượng lớn lao động phổ thông, đào tạo kỹ năng ngắn hạn để làm việc có thu nhập ngay thì việc học ĐH dài hạn, chi phí lớn, nhưng tương lai chưa chắc tìm được việc làm cũng đã khiến nhiều thí sinh chùn bước vào ĐH.
Bên cạnh đó, các đơn vị sử dụng lao động cũng đưa ra nhiều đãi ngộ để thu hút người học nghề. Ông Nguyễn Văn Thành -Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Quang Trung, cho biết: Công ty trả lương cho người lao động khá cao để thu hút họ. Với công nhân mới ra trường có lương khởi điểm là 6 – 7 triệu đồng/tháng và các chế độ khác theo Luật Lao động. Còn lao động tay nghề cao có mức lương khoảng 12 – 13 triệu đồng, thậm chí có vị trí 16 – 17 triệu đồng/tháng.
Làm sao để 70% học sinh chọn trường nghề
Trao đổi về định hướng phát triển đào tạo nghề, Bộ trưởng Bộ LĐTB & XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Phải xác định dạy nghề là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, chúng ta muốn phát triển, hội nhập, muốn nâng cao năng suất lao động để đổi mới tăng trưởng thì dứt khoát phải đào tạo nghề. Việt Nam sẽ dần thay đổi tỷ lệ từ 70% ĐH -30% học nghề hiện nay thành tỷ lệ ngược lại: 70% học nghề và 30% vào ĐH, để tiếp cận xu hướng chung của thế giới.
Để làm được điều này, chương trình đào tạo phải gắn chặt với thị trường lao động, nhu cầu sử dụng nhân lực ở các lĩnh vực ngành nghề, từ đó định hướng học tập cho các em, phải làm sao để học xong là có việc làm ngay. Gần 3 năm qua, Công ty Quang Trung đã phối hợp với Trường trung cấp nghề số 1 Hà Nội đào tạo học sinh nghề ngay từ đầu vào, nhằm cung cấp cho doanh nghiệp.
Theo Nhà giáo Nhân dân Hà Xuân Quang -Hiệu trưởng Trường cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội, chọn nghề phải dựa trên lòng đam mê, khả năng của mỗi học sinh, đồng thời phải tìm hiểu nhu cầu của xã hội. Mục tiêu là để có việc làm và tương lai nghề nghiệp tốt, chứ không chỉ lấy bằng để sau đó thất nghiệp.
Hiện thị trường còn thiếu lao động có kỹ năng, tay nghề. Vì thế, khi vào học trường nghề, các em sẽ có nhiều cơ hội việc làm. Trường nghề vừa trang bị cho các em kỹ năng chuyên môn, thực tế nghề nghiệp, vừa tạo môi trường rèn luyện kỹ năng mềm và ý thức, tác phong làm việc chuyên nghiệp.
Tại Trường cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội, bên cạnh việc cho người học thường xuyên đi thực tế và thực tập tại cơ sở, nhà trường luôn chú trọng phát triển hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong việc đào tạo và tiếp nhận sinh viên sau khi ra trường, trong đó có các doanh nghiệp tiêu biểu như Tập đoàn dệt may Việt Nam, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng VP, Tập đoàn Hoa Sao, Samsung Việt Nam….
Phạm Phù Cát -Langmoi.vn
Hiếp dâm em gái người tình: 1001 kiểu té, sao lại té úp mặt vào mông em gái ?
Phạm Nhật Vũ: Đấu đầu kịch tích với bầu Kiên và sự nhượng bộ bí hiểm
Chuyên gia phong thủy: Bị quả phạt 700 triệu vì phán bừa “tòa nhà như quả cật heo”
Phạm Nhật Vũ: Đấu đầu kịch tích với bầu Kiên và sự nhượng bộ bí hiểm