Nhà giá rẻ là phân khúc có nguồn cầu lớn nhất, chiếm tới 80%, nhưng nguồn cung cũng “èo uột” nhất thị trường. Tỉ suât lợi nhuận thấp cùng hàng loạt cơ chế vẫn còn bỏ ngỏ khiến phân khúc này chưa hấp dẫn các chủ đầu tư.
Số ít doanh nghiệp làm nhà giá rẻ tại Hà Nội đang phải đối mặt với những khó khăn cụ thể nào?
Tập đoàn Mường Thanh: Cần hình thành cơ chế ưu đãi vượt trội về tài chính
Ông Đinh Quốc Thắng -Phó tổng giám đốc Tập đoàn Mường Thanh, cho rằng: Để phát triển nhà giá rẻ, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách đặc biệt dành riêng cho phân khúc này.
Thứ nhất, về nguồn lực tài chính, cần có nguồn vốn ổn định từ kinh phí phân bổ của Trung ương và địa phương. Nhà nước nên nghiên cứu phương án trích % GDP cho việc phát triển nhà ở, tương tự như quy định % dành cho nguồn nghiên cứu khoa học (ví dụ: 0,5-1% GDP) hoặc dành ngân sách Nhà nước cố định 5 năm, hàng năm cho phát triển nhà ở, bao gồm cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
Thứ hai, về quỹ đất, các tỉnh thành cần có quy hoạch quỹ đất dành riêng cho việc phát triển phân khúc này theo quy định, nhất là đối với việc phát triển nhà ở xã hội cho thuê. Thứ ba, cần cắt giảm bớt các thủ tục hành chính trong đầu tư, xây dựng, quản lý các dự án vì còn rườm rà, phức tạp.
Các tỉnh, thành phố cần tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính… để huy động các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động và người dân tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Thứ tư, chính quyền cần linh động trong việc điều chỉnh hệ số sử dụng đất, đặc biệt ưu tiên việc tăng hệ số sử dụng đất đối với những khu vực đô thi mới, có hạ tầng đồng bộ. Bộ Xây dựng và các tỉnh, thành phố nên nghiên cứu và cho phép xây các căn hộ diện tích dưới 45m2 tại những khu vực phù hợp.
Ông Thắng cho biết, để phù hợp tiêu chí “giá rẻ”, hiện nhiều chủ đầu tư đã linh động “gọt” diện tích các căn hộ nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của nhiều người mua hơn.
Trước đây, các căn hộ trung, cao cấp thường có diện tích lớn, nhưng gần đây, nhiều chủ đầu tư đã “chẻ nhỏ” các căn hộ để vừa dễ bán, vừa tăng thêm các tiện ích. Xu hướng này có lợi thế tạo thêm nguồn cung vốn đang thiếu ở phân khúc nhà giá rẻ.
Xuân Mai Corp: Cần có những quy hoạch đồng bộ, dài hơi
Ông Bùi Khắc Sơn -Chủ tịch HĐQT CTCP đầu tư và xây dựng Xuân Mai, nhận định: Trong khi quỹ đất ngày càng hạn chế, việc chọn nhà đầu tư có năng lực cũng cần được Nhà nước quan tâm.
Trong đó, hình thức đấu giá, thu tiền sử dụng đất sẽ tạo nên số tiền lớn làm hạ tầng kết nối quanh dự án. Điều này sẽ giải quyết được tình trạng quá tải về hạ tầng giao thông, trường học, ngập úng trong khu vực nội đô hiện nay.
Theo Tuoitre
Câu chuyện “thiếu ốc vít”: Người Mỹ từ bỏ và bài toán dành cho doanh nghiệp Việt
https://eltimes.vn/tet-tay-tet-ta-gs-vo-tong-xuan-cho-rang-tet-la-noi-am-anh-cua-nhieu-nguoi/
Câu chuyện “thiếu ốc vít”: Người Mỹ từ bỏ và bài toán dành cho doanh nghiệp Việt
TP.HCM: Sai phạm của Công ty Ngân Thạnh tại dự án nhà ở Long Bình