Về trang chủ Kinh doanh Doanh Nghiệp Tập đoàn Đại Dũng được vinh danh “Doanh nghiệp có chiến lược chuyển đổi xanh 2024”

Tập đoàn Đại Dũng được vinh danh “Doanh nghiệp có chiến lược chuyển đổi xanh 2024”

Lễ vinh danh diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2024 do Báo Đầu Tư tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Sự kiện được tổ chức nhằm cổ vũ, vinh danh các doanh nghiệp, nhà phát triển có chiến lược chuyển đổi xanh, sử dụng năng lượng sạch, quản lý nguồn nước thông minh và nhiều yếu tố khác để góp phần thúc đẩy xu hướng phát triển bền vững. Song song, buổi lễ cũng vinh danh các chủ đầu tư có chiến lược phát triển KCN sinh thái, KCN xanh.

Ông Trương Xuân Cơ – Giám đốc dự án DDC (thứ ba, từ bên phải) đại diện doanh nghiệp tại buổi lễ vinh danh

Được biết hạng mục “Doanh nghiệp có chiến lược chuyển đổi xanh 2024” là một trong bốn hạng mục vinh danh trong cuộc bình chọn “Vì tương lai xanh”. Nhận định về giải thưởng, danh sách bình chọn, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Công ty GIBC – chuyên gia kinh tế tuần hoàn, đánh giá cao công tác tổ chức. Các tiêu chí bình chọn đã bao quát được tất cả các phương diện của doanh nghiệp, bao gồm đảm bảo lợi ích kinh tế và ý thức tuân thủ các yêu cầu, quy định về môi trường, cũng như mức độ cải tiến công nghệ.

Riêng đối với hạng mục “Doanh nghiệp có chiến lược chuyển đổi xanh”, các đơn vị tham gia đã thể hiện sự đổi mới và sáng tạo trong chiến lược kinh doanh. Doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh tế, mà còn quan tâm sâu sắc đến các yếu tố môi trường và xã hội. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào công nghệ xanh, cải tiến quy trình sản xuất và thực hiện các dự án bảo vệ môi trường, chứng tỏ tầm nhìn dài hạn và trách nhiệm với cộng đồng.

Kết quả cuộc bình chọn “Vì tương lai xanh” như một minh chứng cho những nỗ lực “xanh hóa” ngành kết cấu thép của DDC

Tập đoàn Đại Dũng (DDC) tham gia cuộc bình chọn lần này giữa bối cảnh hàng loạt chính sách với mục tiêu thúc đẩy sản xuất công nghiệp sạch hơn, hạn chế phát thải không ngừng ra đời ở từng quốc gia, từng khu vực và thậm chí tác động đến các chuỗi cung ứng ngoài ranh giới những khu vực ấy. Điển hình, Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) được áp dụng tại các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU). Chính sách này nhằm ngăn chặn các động thái gây “rò rỉ carbon” bằng cách tận dụng các quy định chưa được thắt chặt bên ngoài châu Âu, và cho phép đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại. Trong đó, thép và sản phẩm từ thép được phân loại vào danh sách nguy cơ rò rỉ carbon cao nhất.

Song song, xu hướng tìm nguồn cung ứng kết cấu thép cho các công trình trung hòa carbon đã và đang đặt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này vào tình thế phải chủ động tái cơ cấu cơ sở, hệ thống và thay đổi công nghệ sản xuất để đáp ứng thị trường, gia tăng sức cạnh tranh. 

Nhà máy An Hạ của DDC đạt chuẩn LEED Gold

Với triết lý kinh doanh “Mọi hành động luôn hướng tới sự phát triển bền vững”, trong nhiều năm qua, cùng với các hoạt động cộng đồng, DDC đã không ngừng nâng cấp chuỗi cung ứng để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Đặc biệt là những yêu cầu về tiêu chí giảm thiểu phát thải, giảm thiểu tác động môi trường, tiết kiệm tài nguyên và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Điển hình, DDC đã hoàn thiện nhà máy An Hạ theo chuẩn LEED Gold và tiếp tục triển khai xây dựng các nhà máy theo tiêu chuẩn này. Do đó, DDC đã và đang trở thành đối tác tin cậy của những dự án theo đuổi tiêu chí trung hòa carbon, góp phần xanh hóa hoạt động xây dựng trong nước và trên thị trường quốc tế.

DDC

Có thể bạn quan tâm