Về trang chủ Khỏe-Đẹp 3 điều cần tự hỏi mình trước khi từ chối cuộc gọi từ công ty bảo hiểm

3 điều cần tự hỏi mình trước khi từ chối cuộc gọi từ công ty bảo hiểm

“Tôi không có nhu cầu” là câu từ chối mà anh Hoàng Long (27 tuổi, TP.HCM) lặp đi lặp lại mỗi khi nhận được cuộc gọi từ các công ty bảo hiểm. Đó cũng là câu trả lời của khá nhiều người khi cảm thấy bị công ty bảo hiểm làm phiền. Thay vì khó chịu và có ý định từ chối cuộc gọi tiếp theo, bạn hãy thử trả lời 3 câu hỏi dưới đây.

Bạn có chủ quan với tuổi trẻ và sức khỏe bản thân?

Những người trẻ có sức lực dồi dào thường chưa nghĩ đến vấn đề sức khoẻ và rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, nhìn vào trường hợp của Mai Linh (28 tuổi, TP.HCM) mới thấy tương lai là điều không ai có thể đoán trước. Là nhân viên một công ty quảng cáo, Linh đang nỗ lực tích cóp để thực hiện sớm kế hoạch an cư.

Nhưng không may, tháng 6 vừa qua, Mai Linh phải nằm viện một thời gian dài do phẫu thuật sau tai nạn trên đường đi làm về. Không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ, Mai Linh đã phải tiêu tốn một khoản lớn tiền dành dụm suốt 6 năm đi làm, kế hoạch an cư cũng dang dở.

Giới trẻ thường khá chủ quan với sức khỏe của bản thân.

Thực tế, bạn hoàn toàn có thể san sẻ những rủi ro khó lường trước với công ty bảo hiểm. Những lúc này, công ty bảo hiểm sẽ “gánh vác” các khoản phí như nằm viện, phẫu thuật, điều trị… để bạn yên tâm phục hồi và tiếp tục dự định của mình.

Bạn đã lên kế hoạch dự phòng rủi ro?

Với những người trẻ đang ở bước đầu của quá trình tạo dựng sự nghiệp, do không có khoản tiền đủ lớn hoặc chưa có kế hoạch dự phòng, nên khi rủi ro xảy ra, họ có thể sẽ phải sử dụng hết khoản dành dụm tương tự như trường hợp của Mai Linh. Như vậy, những kế hoạch cho tương lai sẽ không được như ý muốn ban đầu.

Đối với những người là trụ cột gia đình, khi biến cố không may xảy ra, các thành viên khác sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là gánh nặng về tài chính.

3 dieu can tu hoi minh truoc khi tu choi cuoc goi tu cong ty bao hiem hinh anh 2
Lên kế hoạch dự phòng là điều cần thiết để đảm bảo chất lượng sống cho cả gia đình.

Bạn nghĩ đầu tư BHNT sẽ trượt giá?

Trượt giá là việc không thể tránh khỏi dù tham gia bảo hiểm, gửi tiền ngân hàng, mua vàng hay chứng khoán… Tuy nhiên, khi sự cố xảy ra, ngân hàng hay chứng khoán không thể bù đắp và chia sẻ rủi ro như bảo hiểm.

Hiện nay, ngoài những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thuần tích lũy và bảo vệ, một số công ty lớn như Manulife còn được Bộ Tài chính cho phép triển khai gói bảo hiểm liên kết đơn vị. Gói bảo hiểm này không chỉ giúp khách hàng bảo vệ tài chính trước những biến cố không mong muốn, mà còn thêm cơ hội đầu tư vào những thị trường khác như: cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt… bằng cách ủy thác cho công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp.

Những sản phẩm mới cũng có điều khoản linh hoạt giúp khách hàng dễ thực hiện dự định của mình. Đơn cử như Manulife cho phép khách hàng chủ động chọn quỹ đầu tư hay linh hoạt hoán đổi các quỹ, lựa chọn, thay đổi tỷ lệ phân bổ quỹ, rút tiền…

3 dieu can tu hoi minh truoc khi tu choi cuoc goi tu cong ty bao hiem hinh anh 3
Các công ty bảo hiểm lớn sẽ tư vấn và thiết kế gói sản phẩm phù hợp với từng khách hàng.

Bằng cách trả lời những câu hỏi trên, bạn có thể tìm cho mình giải pháp bảo vệ phù hợp. Khi đó, việc nhận những cuộc gọi của công ty bảo hiểm chắc chắn sẽ không còn phiền hà như trước.

Bảo hiểm Nhân thọ là công cụ bảo vệ tài chính cho gia đình: bù đắp các mất mát tài chính nếu không may người trụ cột gặp rủi ro bất ngờ, giúp duy trì mức sống và chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh trong tương lai.

Khách hàng ngày nay dễ dàng lựa chọn một gói bảo hiểm phù hợp nhu cầu. Điển hình như Manulife, liên tục giới thiệu nhiều sản phẩm khác nhau: “Chắp cánh tương lai”, “Điểm tựa tài năng” dành cho nhu cầu giáo dục của con trẻ, “Cuộc sống tươi đẹp” bảo vệ trước rủi ro ung thư và bệnh hiểm nghèo, “Điểm tựa đầu tư” cho nhu cầu gia tăng tích lũy…

Có thể bạn quan tâm